Người đại diện theo pháp luật là người chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến pháp lý của công ty. Hay nói cách khác, người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho công ty về mặt phát luật. Bởi một công ty, một hợp tác xã là một tập thể; mà các trách nhiệm pháp luật thường gắn với cá nhân. Khi thành lập hợp tác xã, người đại diện theo pháp luật cũng sẽ được chọn. Vậy việc thay đổi người đại diện cần bao nhiêu phần trăm tán thành? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Định nghĩa hợp tác xã
Hợp tác xã theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 là tổ chức kinh tế tập thể; đồng sở hữu; có tư cách pháp nhân; do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất; kinh doanh; tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên; trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Bên cạnh hợp tác xã; còn có tổ chức có cơ cấu lớn hơn hợp tác xã là liên hiệp hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể; đồng sở hữu; có tư cách pháp nhân; do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất; kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên; trên cơ sở tự chủ; tự chịu trách nhiệm; bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.
Định nghĩa doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng; có tài sản; có trụ sở giao dịch; được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Tại Việt Nam; doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân; công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Định nghĩa người đại diện theo pháp luật theo quy định của Luật doanh nghiệp?
Trong Luật Hợp tác xã năm 2012 không có quy định về người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020; người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp; đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự; nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài; Tòa án và các quyền; nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Biểu quyết trong hội đồng thành viên
Theo quy định tại Điều 34 Luật Hợp tác xã năm 2014; việc biểu quyết các vấn đề trong hội đồng thành viên sẽ được chia làm 02 dạng vấn đề. Điều này tương tự ở các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, với hợp tác xã; với các vấn đề quan trọng như: sửa đổi, bổ sung điều lệ; chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị lớn hớn 50% giá trị được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất sẽ cần ít nhất 75% số phiếu biểu quyết đồng ý. Còn với các vấn đề khác chỉ cần trên 50% biểu quyết đồng ý. Từ đó cho thấy, tỉ lệ phủ quyết đối với các vấn đề bình thường và vấn đề quan trọng trong hợp tác xã lần lượt là 49% và 26%.
Tương tự với hợp tác xã; tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn tồn tại tỉ lệ phần trăm phủ quyết là 49% và 36%. Bởi tại công ty cổ phần; một quyết định được thông qua khi có trên 50% số phiếu tán thành. Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; số phiếu cần có là 65% với các vấn đề khác và 75% với các vấn đề quan trọng. Trong đó có sửa đổi điều lệ.
Tỉ lệ phủ quyết được coi là tỉ lệ phiếu không tán thành ít nhất đối với một vấn đề được đưa ra thảo luận trước hội đồng thành viên hoặc hội đồng cổ đông trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Thay đổi người đại diện cần bao nhiêu phần trăm tán thành
Vậy việc thay người đại diện cần bao nhiêu phần trăm tán thành. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Luật Hợp tác xã năm 2012; việc thay đổi người đại diện không nằm trong các vấn đề cần 75% số phiếu tán thành. Tuy nhiên, việc thay đổi người đại diện lại cần đến 75% số phiếu tán thành bởi:
Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp; đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Mà theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020; Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp cần có họ, tên, chữ ký của những người sau:
- Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
- Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung cần phải có họ tên của những người sau:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh.
- Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Từ đó có thể cho thấy, việc thay đổi người đại diện theo pháp luật sẽ dẫn đến việc phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ. Và việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty cần tới 75% số phiếu tán thành.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Hướng dẫn thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Thay đổi người đại diện theo pháp luật cần bao nhiêu phần trăm tán thành?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Quy định chủ doanh nghiệp tư nhân không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác vì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn với các khoạn nợ của doanh nghiệp tư nhân. Vậy nên, nếu cho phép chủ doanh nghiệp tư nhân được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác; sẽ gây chồng chéo, khó khăn trong việc xác định các tài sản được sử dụng để trả nợ.
Thành viên hợp tác xã chỉ được góp tối đa 20% vốn điều lệ của hợp tác xã là vì theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Hợp tác xã năm 2014; một vấn đề không thuộc những vấn đề quan trọng chỉ cần trên 50% biểu quyết tán thành. Mà hợp tác xã là một loại hình nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước; có những ưu đãi mà doanh nghiệp không có được. Vậy nên, cần khống chế số % vốn điều lệ để tránh việc các doanh nghiệp thâu tóm hợp tác xã để hưởng những ưu đãi mà chỉ hợp tác xã mới có.