Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quận Đống Đa

bởi NguyenTriet
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quận Đống Đa

Tạm ngừng kinh doanh hay còn gọi là tạm dừng công ty; tạm dừng hoạt động là thủ tục mà không ai muốn mình rơi vào trường hợp phải thực hiện. Tạm ngừng kinh doanh đôi khi thể hiện sự tiêu cực nhưng nhiều khi cũng là sự phát triển; dừng lại để cải tiến. Vậy đối với những doanh nghiệp có trụ sở tại Quận Đống Đa thì thủ tục để tạm ngừng kinh doanh sẽ là như thế nào?

 

Căn cứ pháp lý

Tạm ngừng kinh doanh là gì ?

Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định; vì nhiều lý do khác nhau như gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh; và không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh; hoặc cần thời gian để sắp xếp lại công việc. Khi đáp ứng đủ các điều kiện tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp có thể tiến hành việc này.

Theo K1 điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

  • “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh.
  • Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh.
  • Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh; mà doanh nghiệp đã thông báo; hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp tại Quận Đống Đa

Tất nhiên, tạm ngừng kinh doanh không phải phải có những điều kiện ràng buộc; đôi khi chủ doanh nghiệp muốn cũng không tạm ngừng được; điều kiện để tạm ngừng kinh doanh tại Quận Đống Đa đó là:

  • Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký; hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ. Khi có những vi phạm như trên, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngưng doanh nghiệp; trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
  • Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp; tới cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng. Chẳng hạn ngày 15/9 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chậm nhất ngày 12/09 doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc tạm ngừng đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.

Thấy rằng; hai điều kiện là tiên quyết và ràng buộc. Nếu đáp ứng đủ thì doanh nghiệp có thể “tự tin” làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội mà không gặp khó khăn hay trở ngại.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại Quận Đống Đa

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho công ty tại Quận Đống Đa được tuân thủ theo mẫu; thành phần hồ sơ do Bộ kế hoạch & đầu tư ban hành. Tương tự như thủ tục tạm ngừng kinh doanh của các địa phương khác thì thành phần hồ sơ sẽ gồm có:

  • Thông báo tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tại Quận Đống Đa
  • Quyết định của chủ sở hữu Công ty đang chuẩn bị tạm ngừng: 
    • Quyết định và Biên bản họp Hội đồng thành viên Công ty    
    • Quyết định và Biên bản họp Hội đồng quản trị Công ty   
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh (Trong trường hợp ủy quyền đại diện cho người khác thực hiện)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sắp tạm ngừng kinh doanh (nếu có yêu cầu)

Khi tạm ngừng kinh doanh cho công ty tại Quận Đống Đa; những văn bản nêu trên có thể sẽ không cần thiết đối với những loại hình sau đây:

  • Doanh nghiệp tư nhân tại Quận Đống Đa: Sẽ không cần văn bản: Quyết định của chủ sở hữu công ty/ Biên bản họp hội đồng thành viên/ Biên bản họp hội đồng quản trị công ty.
  • Công ty TNHH 1 thành viên tại Quận Đống Đa: Sẽ không cần văn bản: Biên bản họp hội đồng thành viên/ Biên bản họp hội đồng quản trị công ty.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên tại Quận Đống Đa: Sẽ không cần văn bản Biên bản họp hội đồng quản trị công ty (Vì văn bản này chỉ dành cho công ty cổ phần mà thôi).

Quy trình thực hiện tạm ngừng kinh doanh tại Quận Đống Đa

Bước 1 Soạn thảo bộ hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp sắp tiến hành tạm ngừng; chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Bước 2 Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội) với hai hình thức chính:

  • Nộp trực tiếp hồ sơ tại Bộ phận một cửa (thuộc Sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội); có địa chỉ tại Khu liên cơ Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội. Số 258 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
  • Nộp hồ sơ qua mạng tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn (Riêng đối với thành phố Hà Nội nói chúng; doanh nghiệp trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng; thì sẽ bắt buộc phải nộp online qua cổng thông tin nói trên)

Tất nhiên; nếu doanh nghiệp vẫn cố chấp lên nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Bộ phận một cửa; thì sẽ không được chấp thuận và hoàn trả hồ sơ ngay!

Bước 3 Trong thời gian 3 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ. Cơ quan thụ lý sẽ phản hồi:

  • Hồ sơ hợp lệ: Nhận được giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh
  • Hồ sơ không hợp lệ: Yêu cầu sửa đổi và bổ sung (quay lại bước 2)

Cơ quan thụ lý giải quyết: Sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội

Thời gian phản hồi: 3 ngày làm việc

Trên đây là quy trình cơ bản để thực hiện tạm ngừng kinh doanh cho một doanh nghiệp tại địa bàn quận Đống Đa.  Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư hãy liên hệ 0936128102.

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Tạm ngừng kinh doanh là gì?” answer-0=”Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì nhiều lý do khác nhau như gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc cần thời gian để sắp xếp lại công việc.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn không?” answer-1=”Theo Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nào. Do vậy doanh nghiệp không được xuất hoá đơn trong thời gian này.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với công ty cổ phần thực hiện như thế nào?” answer-2=”Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh với công ty cổ phần thực hiện theo hướng dẫn trên. Tuy nhiên thẩm quyền quyết định tạm ngừng kinh doanh thuộc về hội đồng quản trị nên hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đối với công ty cổ phần cần gửi thêm biên bản họp và quyết định của hội đồng quản trị (không phải hội đồng cổ đông).” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm