Thủ tục thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy

bởi Vudinhha

Một khi quyết định tiến tới kinh doanh, bất kì một nhà đầu tư nào cũng mong muốn “đứa con tinh thần” của mình đạt được một thành công nhất định. Trên bước đệm thành công đó, việc mở rộng thị trường là một định hướng không thể thiếu. Đó là lí do vì sao nhu cầu thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp lại ngày càng trở nên phổ biến trên địa bàn quận Cầu Giấy nói riêng cũng như cả nước nói chung. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu Thủ tục thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy như thế nào nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020;

Luật thương mại 2005

Nội dung tư vấn

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Dưới góc độ ngôn ngữ học, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có tên gọi riêng, trụ sở riêng và hoạt động nhằm mục đích sinh lời. Nói cách khác, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Các loại hình doanh nghiệp

Hiện nay nước ta có 7 loại hình doanh nghiệp chính. Đó là:

  • Loại hình doanh nghiệp tư nhân
  • Doanh nghiệp nhà nước
  • Hợp tác xã 
  • Loại Hình Doanh Nghiệp Công ty cổ phần
  • Loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh
  • Loại hình doanh nghiệp Công ty liên doanh

Đặc trưng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp mang một số đặc điểm đặc trưng như sau:

  • Doanh nghiệp có chức năng sản xuất và kinh doanh, hai chức năng này liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau và tạo thành chu trình khép kín trong hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có mục tiêu kinh tế cơ bản là lợi nhuận tối đa muốn đạt được điều đó doanh nghiệp phải tìm cách thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tốt hơn.
  • Doanh nghiệp làm ăn kinh doanh trong cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh tồn tại và phát triển. Muốn làm được điều đó phải chú ý đến chiến lược kinh doanh thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh trong từng giai đoạn.

Chi nhánh doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Theo đó, có thể hiểu chi nhánh chính là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện. Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Thực tiễn thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp  tại quận Cầu Giấy. 

Được định hướng là trung tâm hành chính hạt nhân của thành phố, với ba tuyến đường huyết mạch: Trục Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu nối quốc lộ 32; Trục Trần Duy Hưng kết nối khu trung tâm với đại lộ Thăng Long; Trục Phạm Văn Đồng kết nối với đường Vành đai 3 giúp kết nối thuận tiện không chỉ nội thành mà còn cả các tuyến tỉnh, Cầu Giấy, với 8 phường (bao gồm  Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân. Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa ) nổi tiếng là một khu vực được các nhà đầu tư ưu ái lựa chọn để gửi gắm “đứa con tinh thần” –  công ty của mình.

Thực tiễn cho thấy, cùng với số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất (khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp), tương đương với quận Hà Đông, với một trình độ vận hành doanh nghiệp tương đối ổn định nhờ các ưu đãi về vị thế địa lí, văn hóa, xã hội, con người, thì Cầu Giấy cũng là một trong số những quận có số lượng doanh nghiệp có nhu cầu thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp lớn nhất trên địa bàn Hà Nội. 

Thủ tục thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy bao gồm:

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp về việc thành lập chi nhánh: 
    • Của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,
    • Của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
    • Của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần
    • Của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.
    • Chứng minh nhân dân
    • Căn cước công dân
    • Hộ chiếu
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp

Ngoài ra, đối với trường hợp doanh nghiệp quận Cầu Giấy mở rộng phạm vi bằng việc thành lập chi nhánh ở nước ngoài thì hồ sơ thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp cần bổ sung các giấy tờ cụ thể sau: 

  • Thông báo về việc lập chi nhánh ở nước ngoài.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp tại chính cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thay đổi đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp.

Hình thức nộp hồ sơ trực tiếp: Bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội, có địa chỉ là Tòa B10A Khu đô thị Nam Trung Yên, Phường Mễ Trì, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội để tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp. Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.

Nộp hồ sơ qua mạng điện tử: 

Trường hợp nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng kí kinh doanh

Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

 Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin; tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký; người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Trường hợp sử dụng chữ ký số công cộng

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng; hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của một trong các chủ thể sau đây:

Cá nhân có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo quy định;

 Người được cá nhân quy định trên ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này; kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hải nộp thêm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ; tài liệu sau;

  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp;
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Tiếp theo, người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin; tải văn bản điện tử; ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Bước 3. Nhận kết quả

Thông thường, trong thời gian 3 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ. Cơ quan thụ lý sẽ phản hồi:

  • Hồ sơ hợp lệ: Bạn nhận được giấy chứng nhận thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp.
  • Hồ sơ không hợp lệ: Bạn nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi và bổ sung. Bạn sẽ phải tiến hành sửa đổi lại hồ sơ theo thông báo và tiến hành nộp lại từ bước 2.

Hi vọng bài viết “Thủ tục thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp tại quận Cầu Giấygiúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Chi nhánh là gì?

chi nhánh chính là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành; nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành; nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Thành lập, chấm dứt chi nhánh?

Việc thành lập; chấm dứt chi nhánh; văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

Chi nhánh có phải pháp nhân không?

Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm