Thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng thủy sản

bởi Vudinhha

Sản xuất mặt hàng thủy sản là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vậy khi khách hàng muốn thành lập công ty sản xuất hàng thủy sản cần những hồ sơ và thủ tục pháp lý như thế nào. Dưới đây là bài viết tư vấn của Luật sư X về thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng thủy sản.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2014;

  • Luật Thủy sản 2017

  • Nghị định của Chính Phủ số 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

  •  Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Nội dung tư vấn

1. Những điều kiện khi thành lập công ty sản xuất hàng thủy sản

Đối với hoạt động sản xuất hàng thủy sản là hoạt động kinh doanh thực phẩm vì vậy trước khi đi vào hoạt động cần phải thỏa mãn các yêu cầu theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 bao gồm:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Ngoài ra theo quy định tại Điều 96 Luật thủy sản 2017 quy định về hoạt động Mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sảnGiấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.

2. Hồ sơ, quy trình thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( Thành lập công ty)

2.1.Các loại hình để lựa chọn thành lập công ty sản xuất hàng thủy sản:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1 TV)
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.

Quý khách hành có thể tham khảo thêm bài viết “ Dịch vụ thành lập công ty” của Luật sư X

2.2. Thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng thủy sản được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty sản xuất hàng thủy sản

Trước khi tiến hành soạn hồ sơ, doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin sau:

  • Tên doanh nghiệp;
  • Địa chỉ trụ sở chính: số điện thoại công ty là thông tin bắt buộc, ngoài ra có website, email ( nếu có);
  • Mức vốn điều lệ và thông tin các thành viên tham gia góp vốn;
  • Ngành nghề dự định kinh doanh: Doanh nghiệp có thể tham khảo những mã ngành có liên quan đến lĩnh vực sản xuất hàng thủy sản Quyết định 27/2018/QĐ-TTg theo như sau:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Khai thác thủy sản biển

0311

2

Khai thác thủy sản nội địa

0312

3

Nuôi trồng thủy sản biển

0321

4

Nuôi trồng thủy sản nội địa

0322

5

Sản xuất giống thủy sản

0323

6

Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

1010

7

Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

1020

8

Bán buôn thực phẩm

4632

9

Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

4722

Hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I – 4 Thông tư số 20/2015/TT BKHĐT ;

2. Điều lệ công ty ;

3. Danh sách thành viên đối với công ty TNHH/ cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân (Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân);

b. Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

5. Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức

Bước 2: Cách thức và trình tự thực hiện

Cách thức thực hiện: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).  

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và nộp phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

– Ngành, nghề kinh doanh doanh nghiệp đăng ký;

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khắc dấu pháp nhân công ty sản xuất hàng thủy sản và đăng tải thông báo mẫu dấu:

Một trong những quy định mới về con dấu trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 là Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

– Tên doanh nghiệp;

– Mã số doanh nghiệp.

2.3. Thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho công ty sản xuất hàng thủy sản

  • Bước 1: Đăng ký tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe (Đối với chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất);
  • Bước 2: Nộp hồ sơ , theo dõi và lấy kết quả Giấy phép đủ điều kiện;
  • Bước 3: Đoàn Chi Cục thẩm định tại cơ sở.

* Hồ sơ thực hiện thủ tục bao gồm:

Như vậy trên, đây là bài viết chi tiết của Luật sư X về thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng thủy sản.

Hi vọng bài viết có ích cho bạn

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm