Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của loài người. Dù cho nước chiếm tỷ lệ tới hơn 70% trên bề mặt trái đất, tuy nhiên không vì vậy mà mọi người được phép sử dụng nước một cách bừa bãi. Việc bảo tồn, gìn giữ và cải thiện nguồn tài nguyên nước là một nhiệm vụ cấp bách đối với toàn thế giới trong xã hội công nghiệp hiện đại ngày nay. Vì lẽ đó, trước nguy cơ những cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán ăn có thể thải ra nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường, cơ quan chức năng đã có những quy định về việc phải xin giấy phép xả thải vào môi trường. Qua bài viết này, Luật sư X xin chia sẻ tới các bác những nhà hàng, quán ăn nào phải xin cấp giấy phép và thủ tục để được cấp giấy phép xả thải vào môi trường như thế nào.
Căn cứ:
- Luật tài nguyên nước 2012
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Những nhà hàng, quán ăn nào phải xin cấp giấy phép
Trong hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, quán ăn thì việc có nước thải cần phải xử lý là một lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà hàng, quán ăn đang hoạt động thì đều phải xin cấp giấy phép xả thải vào môi trường. Theo đó khoản 5 Điều 37 Luật tài nguyên nước quy định như sau:
5. Tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ không phải xin cấp giấy phép xả nước vào nguồn nước.
Vốn dĩ các hoạt động sử dụng nước của nhà hàng, quán ăn là để sơ chế, chế biến và vệ sinh dụng cụ, và một số mục đích khác, do đó có thể thấy sẽ nguồn nước thải từ những nhà hàng quán ăn sẽ không chứa các hóa chất và các chất phóng xạ. Như vậy, đối với những nhà hàng, quán ăn được tổ chức hoạt động với quy mô nhỏ sẽ không cần phải xin cấp giấy phép xả thải vào môi trường.
Cụ thể hơn, tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, rõ ràng hơn trong việc xác định những đối tượng nào không cần xin cấp giấy phép xả thải:
3. Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại khoản 5 Điều 37 Luật tài nguyên nước bao gồm:
….
b) Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ.
Do đó có thể thấy rằng, nếu lưu lượng nước thải của các nhà hàng, quán ăn nào vượt quá 5m3/ngày thì các nhà hàng đó phải làm thủ tục xin cấp giấy phép xả thải. Bởi lẽ, với mức độ như vậy, các cơ quan chức năng đánh giá có thể làm nguy hại, ô nhiễm nguồn nước nếu nhà hàng, quán ăn không có kế hoạch xử lý, xả thải nước thải phù hợp theo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật được hướng dẫn.
Ngoài ra, tại điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về những trường hợp có lưu lượng xả thải trên 5m3/ ngày đêm nhưng lượng nước thải từ nhà hàng, quán ăn này đã được xả vào một hệ thông nước thải tập trung mà hệ thống đó được được cấp giấy phép xả thải thì cũng không cần phải xin cấp giấy phép nữa. Vi dụ cụ thể như đối với những nhà hàng, quán ăn thuê mặt bằng và kinh doanh trong các trung tâm thương mại lớn. Bởi lẽ các trung tâm thương mại lớn như vậy đều có hệ thống xử lý nước thải và được cấp giấy phép xả nước thải mới được phép hoạt động. Do đó, các nhà hàng, quán ăn mở trong các trung tâm thương mại không cần thực hiện thủ tục này.
2. Thủ tục xin cấp giấy phép xả nước thải
Về mặt hồ sơ:
Những nhà hàng, quán ăn thuộc các đối tượng phải xin cấp giấy phép xả nước thải thì sẽ cần phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 201/2013/NĐ-CP, bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải;
- Đề án hoặc báo cáo xả nước thải;
- Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước, sau xử lý và nguồn nước tiếp nhận;
- Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Nơi nộp hồ sơ:
Nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp phép đối với các trường hợp xả nước thải đó là UBND cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên – Môi trường. Theo đó, các nhà hàng, quán ăn có lưu lượng nước thải xả ra từ 5m3 tới 3000m3 trên ngày đêm thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh. Còn đối với những trường hợp cá biệt nhà hàng, quán ăn hoạt động với quy mô cực lớn, có lưu lượng xả thải từ 3000m3/ ngày đêm trở đi thì sẽ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên- Môi trường.
Những nhà hàng quán ăn xin cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.
Thời hạn giấy phép xả thải vào nguồn nước
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về thời hạn tối đa của giấy phép xả thải vào nguồn nước có là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm. Trường hợp hết thời hạn thì chủ nhà hàng, quán ăn xin gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả, nhất là những ai đang hoặc có ý định kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, quán ăn.
Khuyến nghị
1. LSX là thương hiệu hàng đầu pháp luật doanh nghiệp tại Việt Nam
2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102