Thủ tục xin giấy phép phân phối sản phẩm rượu

bởi Hoàng Hà
Thủ tục xin giấy phép phân phối sản phẩm rượu

Thực tế hiện nay số lượng cửa hàng, siêu thị buôn bán các mặt hàng có cồn là rất nhiều. Tuy nhiên, để cung cấp được các loại sản phẩm này thì các thương nhân cần bắt buộc phải có giấy phép phân phối rượu. Vậy thủ tục để được cấp giấy phép này là như thế nào?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Căn cứ pháp lý:

  1. Luật Doanh nghiệp năm 2020
  2. Nghị định số 105/2017/NĐ-CP
  3. Nghị định 17/2020/NĐ-CP
  4. Các văn bản pháp luật khác có liên quan

Nội dung tư vấn:

Giấy phép phân phối rượu là thủ tục thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương, do đó thương nhân cần hoàn thiện một bộ hồ sơ đầy đủ và tuân thủ quy trình thực hiện.

Hồ sơ cấp phép phân phối sản phẩm rượu

Để được cấp phép phân phối sản phẩm rượu, thương nhân cần chuẩn bị một bộ hồ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Có thể là đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã)
  • Giấy tờ chứng minh về việc sử dụng hợp pháp địa điểm để kinh doanh (Hợp đồng thuê/mượn hoặc sổ đỏ)
  • Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu (trong đó ghi rõ sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh)
  • Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh
  • Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu

Như vậy, để có thể thực hiện được thủ tục xin cấp phép phân phối sản phẩm rượu,cần hoàn thiện bộ hồ sơ như trên trên, thương nhân thực hiện quy trình như sau. Tham khảo bài viết: Thủ tục xin giấy phép bán lẻ rượu

Quy trình thực hiện xin giấy phép phân phối rượu

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ như đã nêu tại phần 1.

Bước 2: Thực hiện nộp hồ sơ qua hai hình thức:

  • Nộp tại Bộ phận một cửa – Bộ Công Thương tại địa chỉ 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Nộp hồ sơ online tại cổng thủ tục hành chính công: https://dichvucong.hanoi.gov.vn

Bước 3: Thương nhân sẽ nhận được kết quả như sau:

  • Trường hợp 1: Hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét cấp giấy phép, nếu từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  • Trường hợp 2: Hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu bổ sung.

Trên đây là quy trình thực hiện thủ tục “Đăng ký cấp giấy phép phân phối rượu”. Hi vọng rằng, bài viết sẽ giúp bạn đọc thực hiện thủ tục một cách dễ dàng. 

Khi có nhu cầu xin giấy phép, hãy liên hệ với tôi ngay: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp:

Cơ sở kinh doanh nào không cần đăng ký kinh doanh?

Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
Nhà hàng trong khách sạn;
Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
Kinh doanh thức ăn đường phố;

Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền nào để đăng ký kinh doanh?

Đối với Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/ thành phố trực cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Cơ sở do UBND quận/ huyện cấp Giấy chứng nhận có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên: Nộp hồ sơ tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở.
Đối với Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do UBND (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ: Nộp hồ sơ tại UBND quận/ huyện/ thị xã nơi đặt cơ sở

Cơ sở kinh doanh ăn uống muốn mở của cần đạt chuẩn tiêu chí gì?

– Cơ sở phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Cơ sở cần đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm theo đúng quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu và chứng từ liên quan.
– Người lao động và người đến cơ sở (khách hàng, người giao nhận hàng, người liên hệ…) phải thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Chẳng hạn như đã tiêm ngừa vaccine COVID-19, thực hiện xét nghiệm và có kết quả âm tính SARS-CoV-2…
– Có biện pháp kiểm soát phòng, chống COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế đối với người lao động, người ra vào cơ sở. Cụ thể là quy tắc 5K, đo thân nhiệt, tiêm ngừa vaccine COVID-19…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm