Tổng công ty là gì theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020?

bởi Vudinhha

Hiện nay mô hình tổng công ty đã phát triển lớn mạnh về quy mô, đa dạng về ngành nghề, phức tạp về cơ cấu tổ chức và địa bàn hoạt động tại nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, chắc hẳn có rất nhiều bạn thắc mắc tổng công ty là gì. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Căn cứ:

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 69/2014/NĐ-CP ngày 15/07/2014 quy định về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước

Nội dung tư vấn

Khái niệm tổng công ty

Điều 194 Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định về tổng công ty như sau:

Điều 194. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty

1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.

2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên, tổng công ty là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác nhau. Mô hình này không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014.

Khác với loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH, CTCP thì những loại hình này có tư cách pháp nhân, phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu không đăng ký thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Đặc điểm của tổng công ty

Sau khi tìm hiểu tổng công ty là gì thì tiếp theo cần quan tâm đến đặc điểm của tổng công ty. Tổng công ty có những đặc điểm sau:

  • Tổng công ty được hình thành từ liên kết giữa các chủ thể kinh doanh độc lập tạo thành một tổ hợp.
  • Tổng công ty là tổ hợp có danh tính và không có tư cách pháp nhân.
  • Tổng công ty có cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều cấp.
  • Tổng công ty lớn về quy mô, sử dụng nhiều lao động, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành.

Mời bạn đọc xem thêm: Tập đoàn kinh tế theo quy định Luật doanh nghiệp năm 2020

Các hình thức liên kết của tổng công ty

  • Liên kết về vốn trong tổng công ty;
  • Liên kết về quyền sở hữu công nghiệp: Có hai hình thức liên kết
    • Liên kết giữa công ty sở hữu chung quyền sở hữu công nghiệp;
    • Liên kết giữa công ty sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và công ty được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
  • Liên kết về thị trường;
  • Liên kết kinh doanh tạo thành tổ hợp kinh doanh;
  • Một số hình thức liên kết khác:
    • Liên kết thông qua quyền khai thác tài nguyên, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty được nhà nước cấp giấy phép khai thác tài nguyên, công ty mẹ giao cho công ty các công ty con ký kết hợp đồng nhận thầu khai thác cho công ty mẹ. Công ty mẹ sử dụng quyền khai thác tài nguyên để chi phối hoạt động của công ty con;
    • Liên kết thông qua việc công ty mẹ nắm giữ thị trường của công ty thành viên, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nắm giữ hầu như toàn bộ thị trường của công ty con. 

Phân loại tổng công ty

Dựa trên nguyên nhân hình thành liên kết có thể chia mô hình tổng công ty thành 2 loại:

  • Tổng công ty nhà nước:
    • Được hình thành bằng quyết định hành chính. Quá trình hình thành liên kết không xuất phát từ nhu cầu phát triển mà do sự kết hợp cơ học từ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    • Tổng công ty nhà nước thường hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Trong đó, công ty mẹ là công ty do nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc công ty mẹ giữ quyền chi phối với tỷ lệ tối thiểu được luật quy định.
  • Tổng công ty tư nhân:
  • Được hình thành do nhu cầu thực tiễn của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Thường hoạt động theo mô hình công ty được quy định trong hệ thống pháp luật về công ty. Công ty mẹ thường không có phần vốn góp của Nhà nước hoặc phần vốn góp chưa đủ ở mức độ chi phối theo luật định.

Câu hỏi thường gặp

Công ty mẹ phải đáp ứng những điều kiện gì về vốn?

Công ty mẹ phải có vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 1.800 tỷ đồng. Đối với công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm ít nhất 65% vốn điều lệ của công ty mẹ.

Công ty mẹ phải đáp ứng những điều kiện gì về nhân lực?

Công ty mẹ phải có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.

Công ty mẹ phải đáp ứng những điều kiện gì về điều kiện tài chính?

Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về tổng công ty là gì. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833 102 102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm