Đến hẹn lại lên, mỗi năm sẽ có 02 lần gọi nghĩa vụ quân sự. Bên cạnh niềm vui sướng khi được lên đường thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc; không ít giọt nước mắt ở lại. Nhưng rất nhiều người cảm thấy sợ hãi với kỷ luật thép trong quân đội và không muốn đi. Cũng có trường hợp không muốn đi do sự nghiệp đang trên đà thăng tiến, nếu đi sẽ mất quyền lợi. Để phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người; luật nghĩa vụ quân sự cũng quy định những trường hợp được tạm hoãn, được miễn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, nhiều người lại lợi dụng những trường hợp này để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Vậy trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015
Thế nào là nghĩa vụ quân sự?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Xử lý hành chính đối với hành vi trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự
Việc xử lý hành chính đối với hành vi trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự được áp dụng trong các trường hợp sau:
Đối với hành vi vi phạm về sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian; hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
- Người vi phạm còn bị buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
Đối với hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian; hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra; khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng và bị buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi vi phạm này.
Xử lý hình sự đối với hành vi trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự
Việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự còn có thể bị xử lý với tội danh “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự”.
Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp: không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự; không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; phạm tội trong thời chiến; lôi kéo người khác phạm tội.
Phân tích về 03 hành vi được quy định trong tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự là hành vi của công dân thuộc đối tượng phải đăng ký nghĩa vụ quân sự; nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc đăng ký nghĩa vụ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 như: không đến cơ quan quân sự đăng ký; hoặc đến nhưng không đúng thời gian, địa điểm đăng ký; không thực hiện việc đăng ký bổ sung, thay đổi khi thuộc trường hợp phải đăng ký bổ sung, thay đổi đăng ký NVQS.
Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là hành vi của công dân; đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi nhập ngũ; nhưng không nhập ngũ hoặc đã đến nơi giao, nhận quân nhưng lại bỏ trốn. Được coi là đã có lệnh gọi nhập ngũ; là trường hợp công dân đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trước thời gian ghi trong lệnh gọi 15 ngày.
Hành vi không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện; là hành vi của công dân có đủ điều kiện; theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; phải thực hiện việc tập trung huấn luyện và đã có lệnh gọi tập trung huấn luyện; nhưng không đến nơi tập trung huấn luyện; hoặc có đến nhưng bỏ về, trốn tránh việc thực hiện chương trình huấn luyện.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị cận thị có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?
- Xăm mình có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
- Học xong đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi giả vờ cận thị để trốn nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tùy vào hành vi mà có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Sau khi tốt nghiệp đại học xong, nếu người bị gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự không còn rơi vào trường hợp tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, người thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng một khoản tiền đủ để khởi nghiệp; được trợ cấp, tạo việc làm nếu đang thất nghiệp; được tổ chức gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ; được tiễn về địa phương nơi cư trú hoặc chi trả tiền xe về nơi cư trú; được tiếp nhận vào các trường đang học trước đó; được trở lại làm việc tại nơi trước khi xuất ngũ.