Khi lựa chọn một loại hình doanh nghiệp cho sự phát triển việc kinh doanh của mình; các chủ doanh nghiệp thường phải xem xét các ưu và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp; để xem có phù hợp với ngành nghề mình kinh doanh hay không rồi mới đưa ra quyết định chọn lựa. Vì vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp tư nhân; cần tìm hiểu ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân là gì? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, về quyền của chủ sở hữu.
Do chỉ có một chủ sở hữu; nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong tất cả các quyết định. Khác với các loại hình khác như công công ty cổ phần, công ty TNHHH,… chủ doanh nghiệp phải có sự thống nhất gữa các đồng sở hữu.
Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
Thứ hai, về trách nhiệm tài sản.
Do chế độ trách nhiệm vô hạn; thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn về quyền tự quyết trong các quyết định liên quan đến tài sản. Tuy nhiên, nếu phân tích rõ hơn thì đây cũng là môt nhược điểm khá lớn.
Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản khiến cho việc vận hành, điều chỉnh dễ dàng hơn
Bên cạnh đó, chế độ trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp tư nhân yêu cầu chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Chính quy định này sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng hợp tác kinh doanh.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Dịch vụ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân
Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội trên thì doanh nghiệp tư nhân cũng có những nhược điểm nhất định, khiến thương nhân phải cẩn trong khi lựa chọn đầu tư. Cụ thể:
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.Tư cách pháp nhân sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo lòng tin trước khách hàng khi giao dịch. Bởi lẽ, một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sẽ thể hiện được sự độc lập về tài sản, khả năng chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cao hơn. Bởi vậy, việc không có tư cách pháp nhân là nhược điểm khá lớn của loại hình doanh nghiệp này. Khó tạo niềm tin trong giao dịch với khách hàng.
Doanh nghiệp tư nhân có tính rủi ro cao. Bởi lẽ, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Nghĩa là, nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản của chủ doanh nghiệp sẽ phải được liệt kê để chịu những trách nhiệm đó đến khi hết nghĩa vụ, hoặc hết tài sản.
Hạn chế trong việc huy động vốn; vì doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.
Hơn nữa, chủ doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác. Đây là một trong những thiệt thòi của chủ doanh nghiệp. Bởi xuất phát từ sự chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Chủ sở hữu cũng chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Đó là những ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân; mà nhà đầu tư cần nắm rõ trước để đưa ra việc có nên thành lập doanh nghiệp thông qua loại hình này hay không
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luật Sư X là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.
Được hỗ trợ; đồng hành để giải quyết những khó khăn pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật Sư X. Hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nếu chủ hộ kinh doanh đã thành lập và hoạt động hộ kinh doanh ít nhất 1 năm thì sẽ được chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân.
Theo quy định thì: Người chưa thành niên không được thàn lập doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, người bị hạn chế và mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn về nhận thức, làm chủ hành vi cũng không được thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân được giải thể trong các trường hợp sau:
– Khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Nếu chủ doanh nghiệp bị tâm thần; doanh nghiệp sẽ bán được trong các trường hợp sau:
– Phải do người giám hộ theo quy định của pháp luật thực hiện;
– Phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ;
– Phải nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.