Căn cứ:
- Luật Giao thông đường bộ 2008
Nội dung tư vấn:
1. Vượt đèn vàng có vi phạm pháp luật?
Gần đây thì Cộng đồng mạng có xôn xao với thông tin vượt đèn vàng sẽ có mức xử phạt tương đương với vượt đèn đỏ. Dư luận đưa ra những ý kiến cũng hoàn toàn phù hợp với tâm lý chung khi cảm thấy khá vô lý vì nhiều người cho rằng ý nghĩa của đèn vàng là sự chuẩn bị và đi chậm để dừng trước đèn đỏ. Vậy thực chất thông tin này thế nào?
Khi Tham gia giao thông thì bên cạnh việc phải thực hiện tuân thủ hiệu lệnh của cán bộ cảnh sát giao thông, mà còn phải tuân thủ đèn tín hiệu, vạch chỉ đường,…Trong đó, đèn tín hiệu có lẽ là loại tín hiệu phổ thông nhất với ba màu đặc trưng cùng với những ý nghĩa riêng biệt.
Đèn tín hiệu giao thông được quy định khá rõ ràng tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi 2018 như sau:
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
…
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Như vậy, nếu đèn chuyển đỏ thì người điều khiển phải dừng lại, đèn xanh thì người điều khiển được phép đi, còn đèn vàng thì người điều khiển phải đưa xe về trạng thái chuẩn bị dừng trước vạch hoặc trước đèn tín hiệu.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người điều khiển phương tiện vượt vạch vẫn không vi phạm pháp luật bởi lẽ, đèn vàng có quy định đặc biệt như sau:
- Nếu như lúc đèn chuyển vàng mà người điều khiển đã đi quá vạch dừng thì buộc phải đi tiếp.
- Nếu nơi đặt đèn tín hiệu vàng không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; lúc này, hành vi này không trái pháp luật.
Tín hiệu đèn vàng còn được cài đặt sáng nhấp nháy thường được áp dụng vào những khung giờ hoặc những địa điểm có ít xe cộ đi lại, những nơi không nhất thiết phải dừng xe, nhường đường nhưng cần giảm tốc độ và quan sát kỹ khi di chuyển.
2. Mức xử phạtRõ ràng, hành vi vượt đèn vàng trừ trường hợp Tín hiệu đèn vàng nhấp nháy hoặc người điều khiển đã đi quá vạch sẽ là hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn giao thông. Mức xử phạt cụ thể được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng cho hành vi vượt đèn vàng do Người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô .
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng cho hành vi vượt đèn vàng do Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy;
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng cho hành vi vượt đèn vàng do người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
- Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng cho hành vi vượt đèn vàng do người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng cho hành vi vượt đèn vàng do Người đi bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo: .
Có thể thấy, mức xử phạt cho hành vi vượt đèn vàng cũng tương tự như hành vi vượt đèn đỏ. Bởi vậy, cần phải thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho bản thân và túi tiền nhé!
Hy vong bài viết có ích cho bạn !