Về mặt pháp lý, địa chỉ trụ sở của công ty là một trong 4 thông tin quan trọng nhất. Điều này được minh chứng khi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thì biểu thị 4 thông tin chính bao gồm: Tên công ty, Địa chỉ, Vốn điều lệ và người đại diện theo pháp luật. Với vai trò quan trọng như vậy; nên việc đăng ký trụ sở có ý nghĩa sát sườn đối với mỗi doanh nghiệp. Gần đây nhiều người có thắc rằng, liệu một địa chỉ đặt được bao nhiêu trụ sở. Đây là một câu hỏi rất thú vị; do vậy, Luật sư X sẽ có câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2014.
- Luật nhà ở 2014.
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Vai trò của trụ sở công ty
Theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp 2014; thì trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Thông thường; địa chỉ này sẽ được xác định gồm các thông tin như số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Các đối tác, khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ liên hệ với doanh nghiệp dựa trên những thông tin về địa chỉ được doanh nghiệp đăng ký. Mọi hợp đồng, đơn thư, giấy tờ, công văn sẽ được gửi và nhận tại địa chỉ trụ sở chính.
Vì vậy công ty địa chỉ đăng ký rõ ràng và chính xác để tránh những nhầm lẫn. Thậm chí trong một số trường hợp, doanh nghiệp còn khắc địa chỉ của công ty lên con dấu của họ. Việc đăng ký trụ sở của công ty còn là một căn cứ quan trọng; để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý đối với doanh nghiệp. Cụ thể, dựa trên thông tin về địa chỉ trụ sở; doanh nghiệp sẽ phải kê khai và nộp thuế tại chi cục thuế quận, huyện tương ứng. Mặt khác, các cơ quan thuế cũng căn cứ vào đó để quản lý, truy thu, xử phạt đối với các công ty có hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế.
Đặt trụ sở thế nào cho đúng?
Pháp luật hiện hành quy định; cho phép doanh nghiệp lựa chọn 2 hình thức chính để đăng ký trụ sở chính của công ty; đó là: nhà riêng hoặc là các mặt sàn có chức năng thương mại.
- Thứ nhất, đối với việc sử dụng nhà riêng để làm trụ sở công ty. Đây được xem là hình thức truyền thống khi sử dụng nhà và đất; mà công ty được quyền sử dụng hợp pháp để làm trụ sở. Việc chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà và đất được sử dụng để làm trụ sở công ty; được thể hiện thông qua sổ đỏ do công ty đứng tên (hay còn gọi đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà gắn liền với đất). Hoặc cũng có thể là hợp đồng thuê được ký kết hợp pháp giữa chủ sở hữu ngôi nhà và công ty.
Lưu ý: đối với trường hợp sử dụng nhà riêng để làm trụ sở công ty; thì việc đặt trụ sở sẽ chịu ảnh hưởng và phụ thuộc đối với một số ngành nghề doanh nghiệp dự kiến kinh doanh. Ví dụ, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề sản xuất, chế biến, nuôi trồng… thì doanh nghiệp không được đặt trụ sở chính tại khu dân cư, trung tâm thành phố; mà chỉ đặt ở các vùng lân cận, xa khu dân cư.
- Thứ hai, là sử dụng các mặt sàn có mục đích thương mại để làm trụ sở công ty. Các hình thức mặt sàn thương mại hiện nay rất đa dạng. Có thể là những căn shophouse; các tòa cao ốc văn phòng; hoặc cũng có thể là những mặt sàn thuộc 5 tầng khối đế của các tòa chung cư được dùng cho chức năng cho thuê.
Như vậy tới đây; chúng ta đã có câu trả lời rằng “1 địa chỉ đặt được bao nhiêu trụ sở”. Với các tòa nhà cao ốc văn phòng; hoặc các mặt sàn thương mại; dễ thấy mỗi nơi như vậy có cả trăm, ngàn doanh nghiệp đặt trụ sở. Hiện nay, nền kinh tế chia sẻ phát triền mạnh mẽ; kéo theo đó là mô hình văn phòng chia sẻ (co-working space) nở rộ. Vì lẽ đó, một địa chỉ thì có thể có nhiều công ty khác nhau đặt trụ sở; mà pháp luật không có giới hạn về số lượng.
Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng; theo Điều 6 Luật nhà ở 2014 quy định:
Nghiêm cấm việc doanh nghiệp sử dụng nhà chung cư để làm trụ sở chính của công ty.
Điều này là dễ hiểu; bởi các căn hộ chung cư có chức năng là để ở, sinh hoạt gia đình, cá nhân. Nếu doanh nghiệp sử dụng nhà chung cư để làm trụ sở chính là sử dụng sai mục đích. Dẫu vậy, hiện này vẫn tồn tại rất nhiều tình trạng các doanh nghiệp đăng ký văn phòng ảo và sử dụng căn hộ chung cư; làm nơi làm việc của công ty. Đây là hành vi vi phạm; và nếu bị cơ quan chức năng phát hiện thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt.
Xử phạt
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 92/2020/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi hoạt động kinh doanh sai địa điểm trụ sở đã đăng ký như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hành ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung về Một địa chỉ đặt được bao nhiêu trụ sở công ty của Luât Sư X. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
Xem thêm: Thủ tục xin cấp Giấy phép nhập khẩu Flycam
Câu hỏi thường gặp
Đây được xem là hình thức truyền thống khi sử dụng nhà và đất mà công ty được quyền sử dụng hợp pháp để làm trụ sở. Việc chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà và đất được sử dụng để làm trụ sở công ty được thể hiện thông qua sổ đỏ do công ty đứng tên (hay còn gọi đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà gắn liền với đất). Hoặc cũng có thể là hợp đồng thuê được ký kết hợp pháp giữa chủ sở hữu ngôi nhà và công ty.
Sử dụng các mặt sàn có mục đích thương mại để làm trụ sở công ty. Các hình thức mặt sàn thương mại hiện nay rất đa dạng. Có thể là những căn shophouse, các tòa cao ốc văn phòng hoặc cũng có thể là những mặt sàn thuộc 5 tầng khối đế của các tòa chung cư được dùng cho chức năng cho thuê.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 92/2020/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi hoạt động kinh doanh sai địa điểm trụ sở đã đăng ký như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hành ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.