Giáo viên có được tham gia bán hàng đa cấp?

bởi Vudinhha

Hình thức bán hàng đa cấp ngày càng nở rộ tại Việt Nam. Nếu như bỏ qua việc những người lợi dụng đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác thì hình thức bán hàng đa cấp có thể được xem là một công việc kiếm thêm thu nhập. Đối với mức lương giáo viên hiện tại thì nhu cầu tìm đến những công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống của giáo viên ngày càng tăng. Vì lẽ đó, bán hàng đa cấp là một trong những lựa chọn thích hợp cho giáo viên. Tuy nhiên, liệu pháp luật có cho phép giáo viên được tham gia hình thức bán hàng đa cấp hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Khái niệm về giáo viên

Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò.

Giáo viên tại các trường công lập là viên chức theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 ” Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” , còn những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức.(VD: Hiệu trưởng, hiệu phó,….)

Giáo viên có được tham gia bán hàng đa cấp không?

Vì công việc đặc thù là viên chức nhà nước nên giáo viên sẽ không được tham gia vào một số hoạt động kinh doanh. Cụ thể như giáo viên sẽ không được thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, được quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng 2005 như sau:

Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:

… b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Vì không thể thành lập doanh nghiệp để kinh doanh nên hình thức bán hàng đa cấp là một trong những phương thức kiếm tiền mà giáo viên có thể tìm đến để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sốngTuy nhiên, với nhiều vụ scandal về hình thức bán hàng này cũng như việc lợi dụng hình thức này để chiếm đoạt tài sản của người khác khiến cho nhà nước phải ban hành những quy định về hình thức bán hàng đa cấp hạn chế sự bất cập của hình thức này. Một trong những quy định đáng chú ý là quy định về điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp. Theo quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP thì những người tham gia đa cấp cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Điều 28. Điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp

1. Người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Những trường hợp sau không được tham gia bán hàng đa cấp:

a) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp;

b) Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;

c) Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;

d) Cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này;

đ) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Theo như quy định ở trên thì người tham gia bán hàng đa cấp chỉ cần thỏa mãn hai điều kiện là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và không thuộc trường hợp không được tham gia bán hàng đa cấp. Theo như phân tích ở trên thì giáo viên ở các trường công lập là viên chức và không thuộc trường hợp không được tham gia bán hàng đa cấp quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP nên có thể nói giáo viên được tham gia bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, giáo viên nên cân nhắc việc tham gia bán hàng đa cấp vì với những vấn đề mà thời gian vừa qua hình thức bán hàng đa cấp mang lại cho nhiều người thì việc hình thức này  ảnh hưởng đến công việc giảng dạy cũng như uy tín của giáo viên là rất có thể.

Những việc viên chức không được làm?

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Hy vọng bài viết Giáo viên có được tham gia bán hàng đa cấp? sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0833 102 102. Xin cảm ơn!

Câu hỏi thường gặp:

Bán hàng đa cấp là gì?

Đây là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty mà không phải qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ.
Nhờ vậy, hình thức này còn tiết kiệm rất nhiều chi phí từ việc quảng cáo, khuyến mại, tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa. Số tiền này được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm tiếp tục phục vụ người tiêu dùng.
Đây là phương thức kinh doanh tận dụng chính thói quen của người tiêu dùng: khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt thường đem chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh. Kinh doanh đa cấp gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội, và thường được quy kết với hình tháp ảo.

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức như thế nào?

Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Buộc thôi việc.

Vì sao người dân dẽ bị lừa vào đa cấp?

Người tham gia vào mạng lưới đa cấp sẽ bị các công ty này lừa đảo, giúp họ tin rằng họ có khả năng tài chính độc lập thông qua việc kinh doanh đa cấp. Họ sẽ bị thu hút bởi các cụm từ như “lối sống bạn xứng đáng” hoặc “nhà phân phối độc lập” hơn hết có thể là “làm giàu nhanh chóng”.
Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu phụ thuộc vào mô hình đa cấp. Các công ty đa cấp này thường sẽ không nhắc đến khả năng thất bại, hay tổn thất về tài chính. Để tạo niềm tin ảo cho người tham gia mô hình này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm