Thay đổi giám đốc chi nhánh, nghe qua thì đơn giản, chỉ việc hai bên trao đổi kèm theo một số điều kiện, hợp đồng là xong. Tuy nhiên, giám đốc là một chức vụ rất quan trọng trong cơ cấu công ty, có thể đại diện cho công ty thực hiện hàng tá công việc trong công ty, với đối tác hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, việc thay đổi cần phải được chú trọng. Luật sư X xin cung cấp cho bạn thủ tục thay đổi giám đốc chi nhánh công ty như sau, mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp 2014
Nội dung tư vấn:
Sau đây là thủ tục thay đổi giám đốc chi nhánh công ty:
Bước 1: Thông báo cho toàn thể nhân viên về việc thay đổi giám đốc tại chi nhánh đó
Bước 2: Xác định người mới nhận chức đáp ứng đủ các điều kiện để được giữ vị trí đó hay không
Giám đốc chi nhánh đó không thuộc những người căn cứ tại khoản 2 Điều 18 luật doanh nghiệp 2014 như sau:
-
Cán bộ, công chức, viên chức.
-
Các đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
-
Cán bộ lãnh đạo, quản lí nhà nước.
-
Người chưa thành niên, không đủ hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
-
Người có tiền án, tiền sự, đang chấp hành các biện pháp xử lí, hình phạt.
Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
…
Bước 3: Chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ có liên quan về việc thay đổi, bao gồm:
-
Biên bản cuộc họp của hội đồng quản trị về việc thay đổi người đứng đầu chi nhánh;
-
Biên bản thông báo cho giám đốc chi nhánh mới về việc nhận chức của công ty;
-
Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của giám đốc chi nhánh mới;
-
Bản sao giấy đăng kí thành lập chi nhánh.
Bước 4: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày thay đổi thông tin về họ tên, địa chỉ, số điện thoại, quốc tịch, thẻ căn cước và hộ chiếu của giám đốc chi nhánh mới phải báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh đó.
Bước 5: Hoàn tất thủ thục thay đổi và chờ nhận kết quả tại cơ quan đăng kí có thẩm quyền.
Trên đây là thủ tục thay đổi giám đốc chi nhánh công ty mới nhất. Nếu các bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục, Luật sư X sẽ hỗ trợ các bạn cho đến khi các bạn nhận được kết quả.
Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102