Hiện nay bán hàng online là một trong những hình thức kinh doanh rất phổ biến của giới trẻ vì vốn ban đầu thấp và thị trường khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên dạo gần đây có nhiều trường hợp kinh doanh online bị cơ quan chức năng truy thu thuế. Vì vậy bài viết dưới đây, LSX sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 52/2013/NĐ-CP
- Thông tư 47/2014/TT-BCT
Nội dung tư vấn
Bán hàng online hiện nay có thể chia thành ba hình thức như sau: bán hàng tự do nhỏ lẻ, bán hàng dưới hình thức hộ cá thể, bán hàng dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc các loại hình công ty. Trong đó hai hình thức sau bắt buộc phải tiến hành đăng ký kinh doanh còn hình thức bán hàng nhỏ lẻ thì chưa cần phải đăng ký doanh.
Bán hàng online dưới hình thức cá nhân nhỏ lẻ
Đa số các bạn trẻ hiện nay đều bán hàng online theo dạng nhỏ lẻ thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram hoặc bán hàng trên nền tảng các website thương mại điện tử như Lazada, Sendo và Shopee.
Căn cứ theo Nghị định 52/2013 thì Facebook hay Instagram không được xem là website thương mại điện tử; do đó khi bán hàng thông qua những mạng xã hội này; người bán hàng không cần phải đăng ký kinh doanh nếu là cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Cụ thể:
- Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày; giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày; giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa; và dịch vụ;
- Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Đối với trường hợp bán hàng thông qua các website thương mại điện tử thì theo Điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT những đối tượng phải tiến hành đăng ký kinh doanh bao gồm thương nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp; có website thương mại điện tử trên đó cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử. Có nghĩa là người bán hàng trên những website này sẽ không phải đăng ký kinh doanh tuy nhiên vẫn phải tuân thủ quy định tại Điều 37 Nghị định 52/2013.
Bán hàng online dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp
Khi quy mô kinh doanh mở rộng cần thuê nhân viên và thậm chí là thuê trụ sở bán hàng thì người kinh doanh nên tiến hành đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp. Việc đăng ký kinh doanh sẽ giúp người kinh doanh không bị truy thu thuế do đã thực hiện đầy đủ thủ tục về thuế và được pháp luật bảo vệ quyền lợi nhiều hơn.
Người kinh doanh vẫn hoàn toàn có thể kinh doanh qua các trang mạng xã hội như Facebook hoặc Instagram hay bán hàng trên Shopee, Tiki và hơn thế nữa là tự lập website bán hàng riêng của mình. Hình thức hộ kinh doanh cá thể sẽ phù hợp với quy mô kinh doanh từ 10 nhân viên trở xuống; và không có chi nhánh. Trong khi đó nếu quy mô bán hàng online có trên 10 nhân viên thì người kinh doanh bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp. Ưu điểm của việc thành lập doanh nghiệp là người kinh doanh có thể mở rộng nhiều chi nhánh; địa điểm kinh doanh trên cả nước và có sự đầu tư cho kinh doanh một cách nghiêm túc hơn.
Bạn có thể tham khảo thủ tục thành lập hộ kinh doanh và doanh nghiệp thông qua những bài viết sau:
- Thủ tục thành lập hộ kinh doanh
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Thủ tục thành lập công ty TNHH
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Hi vọng bài viết “Bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không” giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định cho thương nhân; tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa; dịch vụ theo quy định khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Đảm bảo tính chính xác; trung thực của thông tin về hàng hóa; dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo; khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.