Doanh nghiệp vừa là gì?

bởi Vudinhha
Doanh nghiệp vừa là gì?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được dùng để chỉ quy mô của một doanh nghiệp trong nền kinh tế. Những doanh nghiệp này tuy nhỏ nhưng là thành phần chủ yếu và có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế mỗi quốc gia. Vậy doanh nghiệp vừa là gì? Tham khảo bài viết sau của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017
  • Nghị định 39/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Doanh nghiệp vừa là gì?

Doanh nghiệp vừa được quy định tại Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tùy theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà phân loại doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực đó có những đặc điểm khác nhau:

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, Doanh nghiệp vừa là:

  • Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm: không quá 200 người
  • Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng
  • Không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ.

Đối với Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Doanh nghiệp vừa là gì:

  • Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm: không quá 100 người
  • Tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng,
  • Không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ.

2. Vai trò của doanh nghiệp vừa đối với kinh tế quốc gia:

  • Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
  • Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
  • Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
  • Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
  • Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.

3. Chế độ hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa là gì?

Do vai trò rất quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế nên nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những lĩnh vực như:

a) Hỗ trợ tiếp cận tín dụng (tham khảo Nghị định 38/2018/NĐ-CP)

Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b) Hỗ trợ thuế, kế toán 

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.

c) Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

Căn cứ vào điều kiện quỹ đất thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Căn cứ vào điều kiện ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn. Thời gian hỗ trợ tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng.

d) Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

e) Hỗ trợ mở rộng thị trường

Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tham gia thành lập chuỗi phân phối sản phẩm theo hình thức đối tác công tư. Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập chuỗi phân phối sản phẩm.

f) Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý (tham khảo Nghị định 55/2019/NĐ-CP)

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là mạng lưới tư vấn viên). Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.

g) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực (tham khảo Nghị định 38/2018/NĐ-CP)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhà nước tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.

Trên đây là những chương trình hỗ trợ cơ bản cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chương trình hỗ trợ trên còn rất nhiều chương trình hỗ trợ khác nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, bồi dưỡng năng lực doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có động lực, cơ hội để phát triển hơn nữa.

* Lưu ý: Để nhận được những hỗ trợ trên từ nhà nước, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai quy mô doanh nghiệp là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo mẫu tại phụ lục ban hành kèm theo nghị định 39/2018/NĐ-CP.

Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết:

Hy vọng bài viết có ích cho bạn.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Doanh nghiệp vừa là gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm