Gây rối, làm loạn khi xem bóng đá tại sân vận động bị tội gì?

bởi
Gây rối, làm loạn khi xem bóng đá tại sân vận động bị tội gì?
Hiện nay, tình trạng cổ động viên quá khích gấy rối, làm loạn khi xem bóng đá tại sân vận động ngày một tăng cao, thật sự đáng báo động. Lợi dụng việc cổ động để thực hiện hành vi vô văn hóa tại nơi công cộng như trên là một hành vi bị nghiêm cấm theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể ra sao, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự do Văn phòng Quốc hội ban hành;
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;

Nội dung tư vấn

1. Gây rối trật tự công cộng là gì?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy tắc xử sự được đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công cộng, xâm phạm tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi đông người, phục vụ chung cho mọi người trong xã hội. Là các hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm hại đến quyền sở hữu diễn ra tại nơi công cộng.

Theo đó, hành vi gây rối, làm loạn khi xem đá bóng tại sân động được xem là hành vi bị gây rối trật tự công cộng, làm cản trở hoạt động lành mạnh, bình thường của mọi người đang xem bóng đá tại sân vận động. Đây là một hành vi bị nghiêm cấm theo pháp luật hiện nay, tuy nhiên, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Về hành vi Gây rối trật tự công cộng

Về trách nhiệm hình sự

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Theo đó, khi một cá nhân thực hiện hành vi thõa mãn các điều kiện để cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng dưới đây thì cá nhân đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng, cụ thể:

  • Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào đủ độ tuổi chịu trách nhiệm và có năng lực trách nhiệm hình sự.Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  • Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng, nếp sống văn minh, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mọi người đang ở sân vận động đồng thời còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
  • Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp. Vì họ có đầy đủ năng lực hành vi  biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội,nhưng vẫn thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
  • Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: nói thô tục, la hét làm huyên náo sân vận động; dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; gây cản trở hoạt động của mọi người đang ở sân vân động; hoặc có hành vi hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự; đập phá sân vận động…

Hành vi cấu thành tội phạm khi:

  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc
  • Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

Lưu ý: Khi xác định hành vi gây rối trật tự cần phải phân biệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tội khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Ví dụ:

  • Nếu hành vi gấy rối trật tự công cộng gây thiệt hại sức khỏe và đủ dấu hiệu cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho người khác thì sẽ xử Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác
  • Nếu hành vi gấy rối trật tự công cộng gây thiệt hại sức khỏe và đủ dấu cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì sẽ xử Tội hủy hoại hoặc cô ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Về xử lý vi phạm hành chính

Nếu mức độ vi phạm chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thì các cá nhân nào có hành vi gây rối, làm loạn tại sân vân động sẽ bị xử lý theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;               

g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;

m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo đó, tùy theo từng trường hợp và mức độ vi phạm, chủ thể vi phạm có thể xử phạt với mức tiền dao động từ 100.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hy vọng bài viết có ích đối với các bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm