Thuế là khoản đóng góp của cá nhân, tổ chức, Doanh nghiệp, bằng tài sản cho nhà nước do pháp luật quy định, thành nghĩa vụ đối với các cá nhân hoặc Doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước. Thuế hình thành và phát triển cùng với nhà nước, là công cụ để nhà nước thu ngân sách. Trong một số trường hợp tiền chậm nộp, đề nghị gia hạn nộp tiền thuế,tiền phạt thuế thì cần có Công văn, văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. Tại bài viết dưới đây. Mời quý đọc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Mẫu đơn đề nghị giảm tiền chậm nộp thuế TNDN mới năm 2022”. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho quý độc giả những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
- Luật Quản lý thuế 2019
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- Nghị định 91/2022/NĐ-CP
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định thu nhập chịu thuế như sau
- Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
- Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.” (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013)
Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế mà nhà nước trực tiếp thu vào ngân sách của nhà nước tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ).
Công văn đề nghị giảm tiền chậm nộp, gia hạn nộp tiền thuế là gì?
Công văn đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt là mẫu với các thông tin về đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế
Công văn đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt là mẫu để đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt trong các trường hợp khác nhau để các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Người nộp thuế, kế toán viên phải lập văn bản đề nghị điều chỉnh giảm tiền chậm nộp khi nào?
Theo điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 91/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
…
b) Tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, người nộp thuế có số thuế tạm nộp 03 quý đầu kỳ tính thuế năm 2021 thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm, thì được áp dụng tỷ lệ tạm nộp 04 quý quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 1 Nghị định này nếu không tăng thêm số tiền chậm nộp.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra đã tính tiền chậm nộp theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và khi áp dụng quy định tỷ lệ tạm nộp 04 quý tại khoản 3, 4, 5 Điều 1 Nghị định này được giảm số tiền chậm nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghị điều chỉnh giảm tiền chậm nộp theo Mẫu số 01/GTCN tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan thuế nơi phát sinh tiền chậm nộp (là cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế có hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Sau khi điều chỉnh giảm mà có số tiền chậm nộp nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Chương VIII Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo đó, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra đã tính tiền chậm nộp theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và khi áp dụng quy định tỷ lệ tạm nộp 04 quý tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP được giảm số tiền chậm nộp.
Thì người nộp thuế có văn bản đề nghị điều chỉnh giảm tiền chậm nộp gửi cơ quan thuế nơi phát sinh tiền chậm nộp (là cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế có hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp).
Mẫu đơn đề nghị giảm tiền chậm nộp thuế TNDN mới năm 2022
Hướng dẫn soạn công văn đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu công văn như trên
- Số thuế và thời gian đề nghị gia hạn:
- Loại thuế đề nghị gia hạn
- Thời hạn nộp thuế theo quy định
- Thời hạn được gia hạn
- Tài liệu gửi kèm: (ghi rõ tên tài liệu, bản chính hay bản sao)
- Người nộp thuế hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
Xử lý như thế nào sau khi điều chỉnh giảm tiền chậm nộp mà vẫn còn có số tiền chậm nộp thừa?
Căn cứ quy định điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 91/2022/NĐ-CP có nêu Sau khi điều chỉnh giảm mà có số tiền chậm nộp nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Chương VIII Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo đó, Điều 60 Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc xử lý số tiền chậm nộp nộp thừa như sau:
- Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.
- Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.
- Không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh khoản số tiền nộp thừa trên sổ kế toán, trên hệ thống dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau đây:
- Cơ quan quản lý thuế đã thông báo cho người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả nhưng người nộp thuế từ chối nhận lại số tiền nộp thừa bằng văn bản;
- Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, đã được cơ quan quản lý thuế thông báo về số tiền nộp thừa trên phương tiện thông tin đại chúng mà sau 01 năm kể từ ngày thông báo, người nộp thuế không có phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với cơ quan quản lý thuế;
- Khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế.
- Trường hợp người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh có tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
Mời bạn xem thêm:
- Thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh được hiểu là gì?
- Cá độ bóng đá bằng hình thức ăn nhậu có bị xử phạt không?
- Hợp đồng thuê căn hộ nhà chung cư mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn đề “Mẫu đơn đề nghị giảm tiền chậm nộp thuế TNDN mới năm 2022” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Thủ tục cấp giấy xác nhận cư trú… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X thông qua số hotline: 0833.102.102. Để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm thông qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 5032/TCT-CS ngày 26/11/2020 hướng dẫn về chính sách thuế đối với chi phí cách ly phòng chống dịch Covid 19 của Chuyên gia nước ngoài.
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp thì: Đối với chi phí cách ly tại khách sạn và chi phí điều trị cho chuyên gia nước ngoài mà doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động thì khoản chi phí trả cho cơ sở cách ly được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và thanh toán theo quy định.
Theo quy định tại pháp luật thuế TNDN hiện hành, về nguyên tắc, các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Do đó, tài sản không tham gia phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì không đủ điều kiện tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các chi phí liên quan đến tài sản này.
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN, người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
+ Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.