Mở quán cơm bình dân có phải đăng ký kinh doanh không?

bởi LeMai
Mở quán cơm có phải đăng ký kinh doanh không

Với mục đích phục vụ cho số lượng lớn khách hàng là công nhân, sinh viên, người lao động ngày nay quán cơm bình dân đang là mô hình kinh doanh khá nhiều người theo đuổi. Nhưng không phải ai cũng biết thủ tục mở quán cơm bình dân? Nhiều người còn băn khoăn mở quán cơm bình dân có phải đăng ký kinh doanh hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

Điều kiện kinh doanh chính là các yêu cầu từ phía cơ quan quyền lực nhà nước buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện được thể hiện cụ thể trên giấy phép kinh doanh (mã ngành, nghề), giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.

Mở quán cơm bình dân có phải đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định của pháp luật, quán cơm bình dân (kinh doanh dịch vụ ăn uống) thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể theo như quy định tại Điều 34 Luật an toàn thực phẩm thì việc kinh doanh yêu cầu sẽ phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Do kinh doanh dịch vụ ăn uống là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đăng ký kinh doanh quán cơm dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ đăng ký HKD cá thể gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký HKD cá thể với nội dung gồm: tên HKD; địa điểm kinh doanh; số điện thoại; số fax; thư điện tử; ngành – nghề kinh doanh; số vốn kinh doanh; số lao động.
  • Bản sao CMTND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại điện hộ gia đình.
  • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh với trường hợp hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.

Thủ tục đăng ký HKD cá thể gồm các bước sau:

  • Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh tương ứng sẽ trao giấy biên nhận, giấy chứng nhận đăng ký HKD cho HKD trong 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ nếu đủ các điều kiện gồm:

+ Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

+ Đặt tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp với quy định pháp luật.

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Nếu hồ sơ đăng ký không hợp thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản đến người nộp trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Mở quán cơm bình dân có phải đăng ký kinh doanh không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể; gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mở quán cơm bình dân có bắt buộc treo biển không?

Pháp luật không bắt buộc phải treo biển quảng cáo. Tuy nhiên, việc treo biển quảng cáo sẽ thuận lowijc ho việc kinh doanh của bạn hơn như: thu hút khách hàng, dễ dàng phân biệt với các quán cơm khác…

Điều kiện nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh?

– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cơm là bao lâu?

Cơ quan đăng ký kinh doanh tương ứng sẽ trao giấy biên nhận, giấy chứng nhận đăng ký HKD cho HKD trong 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ nếu đủ các điều kiện gồm:
– Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp với quy định tại điều 73 Nghị định này;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Nội dung giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần những gì?

– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ nơi kinh doanh.
– Ngành nghề kinh doanh.
– Số vốn kinh doanh.
– Họ tên, số và ngày cấp giấy CMND, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân thành lập HKD với HKD do nhóm cá nhân thành lập; của cá nhân với HKD do cá nhân thành lập; đại điện hộ gia đình với HKD do hộ gia đình thành lập.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm