Quan sát công việc có tính là thử việc?

bởi Hoàng Hà

Khi bắt đầu một công việc mới, hầu hết người lao động đều phải trải qua giai đoạn thử việc (trừ người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ). Vậy thời gian thử việc bắt đầu từ khi nào? Thời gian quan sát công việc có được coi là thời gian thử việc không?  Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lí

Nội dung tư vấn

Thử việc được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Trong Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, có rất nhiều quy định liên quan, chẳng hạn thời gian thử việc là bao nhiêu, tiền lương thử việc như thế nào, khi nào thì kết thúc thời gian thử việc,…Tuy nhiên, lại không hề quy định chi tiết về vấn đề: thử việc là gì? Chúng ta chỉ có thể hiểu theo cách giải nghĩa thông thường, đó là: thử việc là việc người lao động thực hiện công việc một cách chưa chính thức để xem công việc đó có phù hợp mong muốn của bản thân hay không; năng lực của mình có đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không.

Tuy nhiên, trong  dự thảo của Bộ luật lao động sắp tới đây, có một quy định đề cập tới “thử việc” là “nhằm mục đích kiểm tra sự phù hợp của công việc mà người sử dụng lao động giao cho người lao động”. Điều đó có nghĩa là, muốn “thử việc” thì đòi hỏi người lao động phải bắt tay vào tiến hành thực hiện công việc. Thậm chí, nếu trong thời gian thử việc đó người lao động tạo ra sản phẩm, có thể được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương.

“Quan sát” có được tính là thử việc?

Từ những lí do trên, quãng thời gian người lao động đến công ty “quan sát”, không thực tế tiến hành công việc, không tạo ra sản phẩm mà chỉ xem những người khác làm việc, không được coi là thời gian thử việc. Như vậy, thời gian thử việc sẽ bắt đầu vào thời điểm hết thời gian quan sát.

Ví dụ: 

Chị A xin làm nhân viên chăm sóc khách hàng của Công ty Cổ Phần Công Nghệ và Truyền Thông Samo. A đến Công ty quan sát công việc trong 2 ngày đầu tiên, ngày 01 và 02/9/2018 (ngồi nghe các nhân viên khác gọi điện tư vấn dịch vụ của công ty cho khách hàng đê học hỏi kinh nghiệm) (thỏa thuận bằng lời nói, không ký hợp đồng). Sau đó, hai bên ký hợp đồng thử việc 30 ngày vào ngày 03/09/2018. Hết thời gian, hai bên ký hợp đồng lao động 03 năm. Theo đó, 02 ngày A đến quan sát cách thức các nhân viên của công ty làm việc không được tính là thời gian thử việc. Thời gian thử việc của A được tính từ khi kết thúc việc “quan sát”, cụ thể là ngày 03/09/2018.

Theo quy định tại điều 29 Bộ luật lao động 2012, những việc cần thực hiện khi kết thúc là:

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Theo đó, sau khi kết thúc thời hạn thử việc 30 ngày nêu trên, Công ty sẽ phải giao kết hợp đồng lao động chính thức với chị A.

Mong bài viết hữu ích cho các bạn! 

Khuyến nghị

1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

Câu hỏi thường gặp:

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì?

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Một hợp đồng lao động này thường có những nội dung nào?

Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
Công việc và địa điểm làm việc;
Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
Chế độ nâng bậc, nâng lương;
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Hợp đồng lao động không thời hạn là gì?

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.  
Hợp đồng lao động không thời hạn hay còn được gọi là một trong những loại hợp đồng mà pháp luật cho phép giao kết. Bộ luật lao động 2012 quy định hợp đồng lao đồng phải được ký kết theo một trong các dạng sau đây: 
Hợp đồng lao động xác định thời hạn,  
Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm