Quy trình, thủ tục pháp lý mở chuỗi nhượng quyền thương hiệu

bởi Vudinhha
Quy trình, thủ tục pháp lý mở chuỗi nhượng quyền thương hiệu

Mở chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương hiệu là loại hình kinh doanh đang nở rộ trong những năm gần đây, loại hình này có tốc độ tăng trưởng hanh hơn các mô hình khác. Tuy nhiên, thực tế cũng chỉ ra rất nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền do các bên đã không coi trọng vấn đề pháp lý ngay từ đầu. Trong bài viết này, LSX sẽ cung cấp tới bạn quy trình, thủ tục pháp lý xây dựng chuỗi cửa hàng nhượng quyền như: đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận về các điều kiện kinh doanh (vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy…), đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, ký kết hợp đồng nhượng quyền…

I. Trình tự chuẩn xây dựng pháp lý mở mô hình kinh doanh chuỗi nhượng quyền thương hiệu:

LSX là đơn vị chuyên nghiệp và có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tư vấn xây dựng chuỗi nhượng quyền, dưới đây là bảng tóm tắt quy trình cơ bản để xây dựng chuỗi nhượng quyền chuẩn pháp lý:

STT HẠNG MỤC
1.       

Đăng ký kinh doanh:

a)  Tìm hiểu hiểu các yêu cầu mục đích cần hướng tới của chuỗi;

b)  Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh phù hợp;

c)  Hoàn thiện các thủ tục thuế cần thiết sau khi đăng ký kinh doanh.

2.       

Hoàn thiện thủ tục xin giấy phép hoạt động đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặc biệt, người chủ chuỗi cần chuẩn bị kỹ bước này bởi nó là bước hết sức quan trọng, tránh được việc bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính với mức phạt rất cao. Đồng thời, việc đảm bảo điều kiện, giấy phép kinh doanh đúng quy định cũng tăng uy tín của chuỗi cửa hàng với khách hàng và đối tác.

Một số ngành nghề cần đặc biệt lưu ý như:

–          Chuỗi nhà hàng, quán ăn;

–          Chuỗi cà phê, chuỗi trà sữa, đồ ăn vặt;

–          Chuỗi cầm đồ;

–          Chuỗi nhà nghỉ, khách sạn;

–          Chuỗi quán bar, beer club;

–          Chuỗi của hàng tiện lợi, siêu thị, minimart;

–          Chuỗi trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học;

Một số giấy phép, giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh mà những chuỗi nhượng quyền cần lưu ý như:

–          Giấy chứng nhận đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy (PCCC)

–          Giấy chứng nhận cở sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;

–          Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an ninh trật tự;

–          Giấy phép kinh doanh trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học;

3.       

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là yêu tố then chốt quyết định sự bền vững về pháp lý của một chuỗi nhượng quyền thương hiệu.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở để chủ sở hữu thương hiệu thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng nhượng quyền và hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với các đối tác nhận nhượng quyền.

4.       

Soạn thảo mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu và hợp đồng hợp tác kinh doanh

Trong hoạt động nhượng quyền theo chuỗi cửa hàng, hợp đồng nhượng quyền và hợp đồng hợp tác kinh doanh là là chắn quan trọng bảo vệ quyền lợi của cả chủ thương hiệu (bên nhượng quyền) và bên nhận nhượng quyền. Hợp đồng trên cần được tư vấn bởi đơn vị pháo lý chuyên nghiệp để đảm bản hướng tới lợi ích tốt đẹp, tránh những tranh chấp không đang có trong quá trình hợp tác.

II. Phí dịch vụ tư vấn thủ tục pháp lý cho chuỗi nhượng quyền thương hiệu

Các chuỗi nhượng quyền hiện nay hết sức đa dạng từ quy mô, tính chất, vốn đầu tư, thời gian hợp tác… do đó, chi phí để thực hiện dịch vụ tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp ly xây dựng chuỗi nhượng quyền thương hiệu cũng hết sức đa dạng.

Khi có nhu cầu về dịch vụ trên, hãy liên hệ Luật sư X theo số máy: 0833.102.102.

Một số dịch vụ khác của chúng tôi liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại:

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm