Dạo gần đây có nhiều hiện tượng các sư tăng và nhà chùa có biểu hiện “làm kinh tế” rất nổi bật và được xã hội bàn tán xôn xao. Có người đặt ra một câu hỏi rất thú vị đó là: “Sư có được thành lập doanh nghiệp hay không?”. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của LSX để tìm hiểu nhé.
Căn cứ:
NĐ 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Tổ chức tôn giáo hoạt động phi thương mại
Luật tín ngưỡng tôn giao quy định về tổ chức tôn giáo như sau:
Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Tổ chức tôn giáo đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 21 của Luật này. Theo đó thì tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân, nhưng chỉ được hoạt động không vì mục đích thương mại hay lợi nhuận. Tổ chức tôn giáo cũng chỉ được thành lập pháp nhân phi thương mại mà thôi.
Trong khi đó, doanh nghiệp lại được luật doanh nghiệp định nghĩa như sau:
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Doanh nghiệp được lập ra nhằm mục đích kinh doanh, hay nói cách khắc chính là một tổ chức thương mại. Do đó thì các tổ chức tôn giao không thể thành lập doanh nghiệp vì mục đích thương mại được.
Sư có được thành lập doanh nghiệp không?
Nhà chùa thì không được thành lập doanh nghiệp, thế còn cá nhân các sư thì sao? Trước hết, cần xem các sư có bị cấm bởi quy định pháp luật không. Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan có quy định về các đối tượng là cá nhân bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp để thu lợi cho riêng mình, cụ thể đó là:
- Cán bộ, công chức, viên chức
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; chấp hành án phạt tù; bị cấm kinh doanh hoặc đảm nhiệm công việc nhất định có liên quan
Trong cá đối tượng nêu trên thì không hề có sư hay thành viên các tổ chức tôn giáo. Tức là, luật không hề cấm và cá nhân các sư vẫn hoàn toàn có thể tự lập công ty để kinh doanh thu lợi nhuận cho chính mình. Tất nhiên, đây chỉ là quy định chung của luật pháp. Nếu các quy định nội bộ của Phật giáo hay các chùa có quy định cấm sư kinh doanh hay lập công ty, thì sư muốn lập công ty trước hết phải từ bỏ tư cách “nhà sư” của mình đã. Nhưng đó vẫn là chuyện nội bộ; còn về cơ bản luật pháp cho phép nhà sư được thành lập doanh nghiệp.
Các loại hình doanh nghiệp
Do đó, các sư có thể tìm hiểu và lựa chọn những loại hình công ty sau:
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Thủ tục thành lập công ty hợp danh
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 Thành viên
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần
- Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Thực ra, nghĩ theo chiều hướng tích cực thì thay vì thực hiện những hành vi tôn giáo không được cho phép để thu lời thì thành lập công ty; và kinh doanh công khai hẳn sẽ đáng được cân nhắc phải không nào. Lưu ý bài viết này chỉ mang tính tham khảo và không hề nhằm mục đích chỉ trích hay bôi nhọ bất kì tổ chức; cá nhân hay tín ngưỡng tôn giáo nào.
Hi vọng bài viết “Sư có được thành lập doanh nghiệp hay không?” giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Theo đó thì tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân, nhưng chỉ được hoạt động không vì mục đích thương mại hay lợi nhuận. Tổ chức tôn giáo cũng chỉ được thành lập pháp nhân phi thương mại mà thôi.
Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.