Nhiều người muốn thành lập công ty để kinh doanh những vì bản thân không có bằng cấp nên cảm thấy tự ti, và sợ sệt. Vậy, liệu không có bằng cấp có được thành lập công ty để kinh doanh hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật Dân sự 2015
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Luật nhà ở 2013
Nội dung tư vấn:
1. Ai cũng có quyền thành lập công ty!
Thành lập công ty là hình thức tạo cho cá nhân/tổ chức một tư cách trong các quan hệ giao dịch, hay đơn giản là vận hành một bộ máy phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Miễn là có nhu cầu và đủ khả năng và điều kiện theo luật định, tổ chức và cá nhân có quyền được thành lập, góp vốn thành lập công ty. Theo quy định tại Điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về quyền góp vốn thành lập công ty như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Tuy nhiên, tùy theo vào tính chất của từng chủ thể, có những chủ thể có quyền hạn đặc biệt trong cơ quan nhà nước, hay những người có tiền án tiền sự không đủ phẩm chất đạo đức hay điều kiện để điều hành công ty, pháp luật hạn chế quyền thành lập, góp vốn và quản lý công ty. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014:
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, những đối tượng như Cán bộ, công chức, viên chức, việc cho phép tự do thành lập doanh nghiệp sẽ tạo cơ hội cho hành vi tham nhũng, lạm quyền, hoặc đối với Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, việc cho phép thành lập công ty sẽ khó có thể quản lý được hành vi quyền hạn, chức năng trong cơ quan nhà nước của mình thành “sân sau” của hoạt động kinh doanh….
Bởi vậy, khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, nếu có yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu người thành lập phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bởi vậy mới nói, cá nhân tổ chức có quyền thành lập công ty, NGOẠI TRỪ các đối tượng nêu trên.
2. Thành lập công ty có yêu cầu về bằng cấp!
Theo quy định của pháp luật, có hai nhóm ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. đó là: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.
Đối với ngành nghề kinh doanh không có điều kiện:
Thủ tục thành lập công ty đơn thuần chỉ là thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh) với những hồ sơ theo quy định chung như : Biên bản họp, quyết định thành lập, hồ sơ nhân thân,…kèm theo đó là nghĩa vụ về phí và lệ phí. Như vậy, việc thành lập công ty trong điều kiện này rất đơn giản.
Còn đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Quy trình và yêu cầu có phần phức tạp hơn. Có những yêu cầu về vốn pháp định (như ngành nghề kinh doanh bất động sản, đòi nợ thuê,…); yêu cầu về bằng cấp và bằng tốt nghiệp đại học (như văn phòng luật sư,…); ngành nghề yêu cầu về ký quỹ,…
Như vậy, thành lập Công ty có cần bằng cấp không sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh và khách hàng phải đáp ứng yêu cầu mới có thể tiến hành thành lập công ty với ngành nghề kinh doanh đó.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102