Thế nào là doanh nghiệp xã hội?

bởi Vudinhha

Doanh nghiệp xã hội là một khái niệm vốn không còn xa lạ gì ở các quốc gia châu Âu, châu Mỹ. Doanh nghiệp xã hội đầu tiên xuất hiện ở nước Anh từ thế kỷ XVII, phát triển mạnh mẽ và trở thành phong trào rộng lớn trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm Doanh nghiệp xã hội vẫn còn xa lạ với nhiều người. Vậy doanh nghiệp xã hội là gì? Doanh nghiệp xã hội có những đặc điểm gì? Doanh nghiệp xã hội được “ưu ái” gì hơn so với các doanh nghiệp khác? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Doanh nghiệp xã hội là gì?  

Luật doanh nghiệp 2014 định nghĩa bằng cách đưa ra các đặc điểm, tiêu chí của một doanh nghiệp xã hội. Cụ thể theo Điều 10 Luật doanh nghiệp 2014:

Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
2. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;
b) Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Từ các đặc điểm trên, Luật sư X khái quát lại định nghĩa Doanh nghiệp xã hội như sau: “Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 với mục đích vì cộng đồng, xã hội và trích 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.”

2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội? 

Theo Luật doanh nghiệp 2014 và được cụ thể hóa tại Nghị định 96/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2016/TT-BLĐTBXH thì ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của doanh nghiệp thì doanh nghiệp xã hội còn có thêm các quyền và nghĩa vụ riêng biệt.

  • Quyền được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp

Các khoản viện trợ, tài trợ được tiếp nhận:

  • Viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
  • Tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Mục đích tiếp nhận viện trợ, tài trợ:

  • Bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Ngoài ra, không được sử dụng viện trợ, tài trợ vì mục đích khác.
  • Nghĩa vụ công khai cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường:

Thời điểm thực hiện: Khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động mà có sự thay đổi cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

Nội dung bao gồm:

  • Các vấn đề xã hội, môi trường; phương thức mà doanh nghiệp dự định thực hiện nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường đó;
  • Thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường;
  • Mức tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận giữ lại hằng năm được tái đầu tư để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường;
  • Nguyên tắc và phương thức sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ từ tổ chức và cá nhân; nguyên tắc và phương thức xử lý các khoản viện trợ, tài trợ còn dư khi doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp thông thường (nếu có);
  • Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; thành viên, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần;
  • Đối với doanh nghiệp xã hội là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần: Quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông về thay đổi nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (với trường hợp thay đổi).
  • Nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động:

Trường hợp nhận ưu đãi, viện trợ, tài trợ, định kỳ hằng năm doanh nghiệp xã hội phải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính Báo cáo đánh giá tác động xã hội đối với các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm