Thủ tục giải thể công ty tại Huyện Hoài Đức

bởi Vudinhha

Theo thống kê của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì trong 8 tháng đầu năm 2019, Đồng bằng Sông Hồng là khu vực có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất với 9.279 doanh nghiệp, chiếm 36,1%; tiếp đến là khu vực Đông Nam Bộ có 7.422 doanh nghiệp, chiếm 28,8%. Như vậy huyện Hoài Đức cũng không nằm ngoài xu hướng đó khi cũng có nhiều doanh nghiệp giải thể tập trung nhiều ở lĩnh vực như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy. Giải thể là điều mà không người kinh doanh nào mong muốn tuy nhiên trong những tình huống bắt buộc thì người chủ sở hữu doanh nghiệp phải ra quyết định khó khăn này. Vậy thủ tục giải thể ở Huyện Hoài Đức được thực hiện như thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Tình hình giải thể doanh nghiệp trong năm 2019

Trong 8 tháng đầu năm 2019, qua thống kê số liệu đăng ký doanh nghiệp cả nước có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy có 25.730 doanh nghiệp chờ giải thể (tăng 14,6%), 10.555 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 15,5%). Trung bình mỗi tháng có 7.045 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.   

Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ

Thủ tục giải thể tại Huyện Hoài Đức

Về tình hình doanh nghiệp chờ giải thể:

  • Trong 8 tháng đầu năm 2019, số doanh nghiệp chờ thủ tục giải thể là 25.730 doanh nghiệp, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 11.431 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 8.796 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể và 5.503 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế.
  • Các ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất là: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy với 9.420 doanh nghiệp, chiếm 36,6%; Xây dựng có 3.687 doanh nghiệp, chiếm 14,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 3.227 doanh nghiệp, chiếm 12,5%.
  • Đồng bằng Sông Hồng là khu vực có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất với 9.279 doanh nghiệp, chiếm 36,1%; tiếp đến là khu vực Đông Nam Bộ có 7.422 doanh nghiệp, chiếm 28,8%.

Về tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể:

  • Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 8 tháng đầu năm 2019 là 10.555 doanh nghiệp, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Thống kê doanh nghiệp giải thể theo ngành nghề kinh doanh chính trong 8 tháng đầu năm 2019

Thủ tục giải thể tại Huyện Hoài Đức

2. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
    • Ví dụ: Điều lệ công ty TNHH A quy định công ty sẽ hoạt động trong lĩnh vực buôn bán cây cảnh từ ngày 1/1/2015 đến ngày 1/1/2019. Đến ngày 2/1/2019 là thời điểm kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty nhưng công ty vẫn không có quyết định gia hạn nên công ty A sẽ bị giải thể.
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
    • Ví dụ: DNTN Y do chị X làm chủ hoạt động được 3 năm. Tuy nhiên chị X lấy chồng người Úc và quyết định định cư tại Úc nên chị X đã ra quyết định giải thể doanh nghiệp Y. Theo đó, DNTN Y sẽ bị giải thể sau khi chị X ra quyết định chính thức.
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
    • Ví dụ: Công ty TNHH 2 thành viên Z hoạt động được 5 năm và có số lượng thành viên là 3 người. Tuy nhiên tình hình kinh doanh của công ty ngày càng đi xuống nên các thành viên lần lượt rút vốn. Từ đầu năm 2019 đến tháng 9/2019 công ty chỉ hoạt động với 1 thành viên. Theo luật Doanh nghiệp thì số lượng thành viên tối thiểu của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là 2 thành viên, có thể thấy công ty Z không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu mà luật quy định trong thời hạn 9 tháng và cũng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH 1 thành viên nên công ty Z sẽ bị giải thể.
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
      • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
      • Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật này thành lập;
      • Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
      • Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
      • Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.

3. Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đáp ứng những điều kiện sau:

  • Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; 
  • Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Lưu ý: Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

4. Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Huyện Hoài Đức

Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo khoản 1 Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

Bước 2: Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh thông qua Quyết định giải thể doanh nghiệp.

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Bước 5: Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 6: Chuẩn bị hồ sơ 

Số lượng: 01 bộ

Thành phần: 

  • Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp (Phụ lục II-24, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

Lưu ý:

  • Công ty TNHH 1 thành viên cần cung cấp thêm Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc giải thể doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên cần cung cấp thêm của Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc giải thể doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần cần cung cấp thêm Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh cần cung cấp thêm Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.

Bước 7: Nộp hồ sơ

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp đến Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội hoặc gửi trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx).

Bước 8: Nhận kết quả

Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm