Thủ tục giải thể chi nhánh công ty cổ phần mới nhất 2021

bởi Vudinhha

Công ty cổ phần được phép thành lập các chi nhánh nhằm mở rộng kinh doanh và tìm kiếm thị trường mới. Tuy nhiên, nếu sau thời gian dài hoạt động mà không thu được hiệu quả như mong đợi thì có thể lựa chọn giải thể chi nhánh. Trong bài viết này, LSX xin giới thiệu đến các bạn những điều cần biết về quy trình, thủ tục giải thể chi nhánh công ty cổ phần năm 2021.

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Thủ tục hành chính giải thể chi nhánh

Thủ tục giải thể chi nhánh công ty cổ phần là thủ tục hành chính phức tạp và có sự liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước khác nhau.

Để thực hiện giải thể chi nhánh công ty cổ phần, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục hành chính sau:

  • Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế
  • Hoàn trả con dấu tại Cơ quan Công an
  • Đăng ký giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Quyết toán thuế và đóng mã số thuế chi nhánh công ty cổ phần

Doanh nghiệp phải soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ gồm: 

  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế; 
  • Quyết định giải thể chi nhánh của doanh nghiệp

Sau đó, nộp hồ sơ xin đóng mã số thuế tại cơ quan quản lí thuể trực tiếp của chi nhánh. Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế cập nhật tình trạng chi nhánh công ty cổ phần ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế vào hệ thống đăng ký thuế.

Thủ tục hoàn trả con dấu

Trong trường hợp chi nhánh công ty cổ phần được thành lập trước ngày 01/01/2015 có con dấu do Cơ quan công an cấp thì phải làm thủ tục trả dấu tại Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tỉnh/thành phố nơi cấp dấu.

Hồ sơ bao gồm:

Sau khi xác minh, kiểm tra; nếu hồ sơ hợp lệ Cơ quan công an sẽ thu hồi dấu và cấp giấy chứng nhận đã trả dấu cho doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ xin giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Bước 1Soạn thảo và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định

Để nhà nước có căn cứ thụ lý yêu cầu giải thể công ty cổ phần thì doanh nghiệp phải đáp ứng được thành phần hồ sơ hợp lệ và chi tiết gồm:

  • Thông báo về việc giải thể chi nhánh
  • Quyết định của hội đồng quản trị về việc giải thể chi nhánh
  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  • Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;
  • Con dấu chi nhánh (nếu có), Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp;
  • Số hoá đơn giá trị gia tăng chưa sử dụng;
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa liên thông về Đăng ký kinh doanh; đăng ký thuế và đăng ký con dấu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt chi nhánh hoặc nộp online tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Lưu ý rằng:

  • Đối với chi nhánh đặt tại thành phố Hà Nội thì yêu cầu phải nộp hồ sơ trực tuyến. Do đó có thể sẽ phát sinh các thủ tục hành chính liên quan tạo lập tài khoản đăng ký kinh doanh và xác thực.
  • Đối với công ty có trụ sở tại các tỉnh khác thì hoàn toàn có thể lựa chọn một trong hai phương thức nói trên để nộp hồ sơ

Bước 3. Giải quyết hồ sơ

Trong thời gian 5 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư sẽ thụ lý và giải quyết. 

  • Hồ sơ hợp lệ: sẽ ra thông báo với cá nhân, tổ chức và cơ quan hữu quan về việc giải thể chi nhánh công ty cổ phần; đồng thời xóa tên chi nhánh trong sổ đăng ký hoạt động chi nhánh, nếu không có khiếu nại hay yêu cầu khác và thông báo kết quả cho doanh nghiệp.
  • Hồ sơ không hợp lệ: sẽ yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi và bổ sung hồ sơ. Doanh nghiệp phải tiến hành nộp hồ sơ lại để được xét duyệt một lần nữa tại Sở kế hoạch và đầu tư. 

Các lưu ý

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và Giám đốc chi nhánh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ giải thể chi nhánh công ty.
  • Công ty cổ phần có chi nhánh đã bị giải thể chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng; thanh toán các khoản nợ; gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, chi nhánh doanh nghiệp sau khi giải thể sẽ chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại, mã số thuế đồng thời cũng sẽ bị đóng vĩnh viễn. Do đó, chi nhánh công ty cổ phần sau khi giải thể không thể quay trở lại hoạt động như khi tạm ngừng. Nếu muốn tiếp tục kinh doanh; chủ doanh nghiệp sẽ phải thành lập chi nhánh mới mới theo quy định của pháp luật

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Chi nhánh là gì?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp; bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời gian chấp nhận giải quyết hồ sơ?

Trong thời gian 5 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư sẽ thụ lý và giải quyết. 

Nộp hồ sơ giải thể chi nhánh ở đâu?

Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa liên thông về Đăng ký kinh doanh; đăng ký thuế và đăng ký con dấu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt chi nhánh hoặc nộp online tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm