Khi doanh nghiệp cảm thấy không muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh, việc giải thể công ty là một quyết định đúng đắn nhằm chấm dứt tư cách pháp nhân của chính doanh nghiệp đó. Vậy thủ tục giải thể bao gồm những gì? Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lí
- Luật doanh nghiệp 2014
Nội dung tư vấn
1. Điều kiện giải thể
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của một doanh nghiệp, công ty theo ý chí của doanh nghiệp và sự can thiệp của cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, hành vi pháp lý này đã làm cho sự tồn tại của một pháp nhân chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, không phải bao giờ doanh nghiệp cũng được giải thể.
Doanh nghiệp muốn được phê duyệt giải thể phải đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014:
Điều 201: Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp.
…
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Như vậy, một doanh nghiệp muốn giải thể được phải hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính trước hết là cho nhà nước cũng như các nghĩa vụ khác đối với các chủ thể liên quan và đang không trong quá trình tranh chấp.
2. Thủ tục tiến hành giải thể
Bước 1: Tiến hành họp hội đồng thành viên:
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, việc giải thể công ty phải được sự đồng ý của các thành viên công ty thông qua quyết định giải thể của Hội đồng thành viên. Theo đó, nếu công ty muốn giải thể, bắt buộc phải tổ chức cuộc họp hội đồng thành viên để đưa ra quyết định có hay không việc giải thể.
Điều 60: Nghị quyết của Hội đồng thành viên:
1. Hội đồng thành viên thông qua các nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
…
đ) Tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
Việc tiến hành cuộc họp phải đáp ứng đúng quy trình cũng như thủ tục tổ chức họp tại Điều 58 Luật doanh nghiệp 2014:
Điều 58: Triệu tập họp Hội đồng thành viên:
1. Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 50 của Luật này. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được tổ chức tại trụ sở chính của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Chủ tịch Hội đồng thành viên chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và triệu tập họp Hội đồng thành viên. Thành viên có quyền kiến nghị bổ sung nội dung chương trình họp bằng văn bản. Kiến nghị phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; họ, tên, chữ ký của thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền;
b) Tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
c) Nội dung kiến nghị đưa vào chương trình họp;
d) Lý do kiến nghị.
Chủ tịch Hội đồng thành viên phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp Hội đồng thành viên nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định được gửi đến trụ sở chính của công ty chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng thành viên; trường hợp kiến nghị được trình ngay trước khi họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp tán thành.
Theo đó, để cuộc họp hội đồng thành viên được diễn ra, thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ. Tỷ lệ này có thể cao hơn tùy theo Điều lệ công ty.
Điều 59: Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên:
1. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
…..
Để nghị quyết được thông qua, phiếu biểu quyết phải tối thiểu đúng theo quy định của pháp luật trừ trường hợp điều lệ công ty không có quy định.Theo đó, số phiếu tán thành đạt được 75% tổng số vốn góp của thành viên dự họp. Căn cứ tại điều 59, Luật doanh nghiệp 2014:
Điều 60: Nghị quyết của Hội đồng thành viên:
3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:
…
b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.
Sau khi đã ra quyết định giải thể, nội dung của quyết định cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
“1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Bước 2: Gửi quyết định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp còn phải gửi phương án gải quyết nợ đến các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời giải quyết về các khoản nợ này theo thứ tự ưu tiên: quyền lợi của người lao động, thuế và các khoản nợ khác.
Sau 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh không nhân được phản đối nào từ phía người có quyền và nghĩa vụ liên quan (các chủ nợ) thì chấp nhận và thông báo về tình trạng giải thể của doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102