Thủ tục thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

bởi Vudinhha

Mỗi nhà khởi nghiệp muốn thực hiện hóa ước mơ của mình thì đa số sẽ phải nghĩ ngay đến việc thành lập công ty, để dễ dàng biến ước mơ thành hiện thực nhanh nhất có thể. Nhưng để thành lập công ty đòi hỏi bạn phải hiểu rõ nhiều vấn đề. Đầu tiên, nên thành lập công ty ở đâu để thu hút khách hàng rất là quan trọng, ý tưởng thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội khá là phù hợp vì Quận Bắc Từ Liêm là một trong số 12 quận thuộc thủ đô Hà Nội. Đây là quận có tiềm năng để phát triển ở hầu hết tất cả các lĩnh vực. Chọn được địa điểm thì bạn còn phải quan tâm đến các thủ tục thành lập công ty như thế nào? Đăng kí thành lập doanh nghiệp ở quận Bắc Từ Liêm ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Luật Doanh nghiệp năm 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 02/2019/TT – BKHĐT của Bộ kế hoạch và đầu tư ngày 08/01/2019 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT – BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung tư vấn

1. Tình hình thành lập doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm?

Vì Quận Bắc Từ Liêm phía Đông giáp quận Tây Hồ, phía Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, phía Tây giáp huyện Đan Phượng và Hoài Đức, phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm và phía Bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số năm 2017 là 333.300 người. Quận Bắc Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm cũ. Đồng thời, thành lập 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm như: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.

Nên hiện nay theo số liệu có 8150 công ty hoạt động kinh doanh các lĩnh vực khác nhau có địa chỉ tại quận Bắc Từ Liêm, Hà nội. Con số này cho thấy vị trí địa lý. cơ sở hạ tầng, giao thông ở quận Bắc Từ Liêm rất thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, vì vậy bạn đang có nhu cầu muốn thanh lập doanh nghiệp thì nên nghĩ ngay đến quận Bắc Từ Liêm.

2. Những điểm cần nắm rõ trước khi thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội?

Hiện nay có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp? Ưu và nhược điểm của mỗi loại? Đối với quận Bắc từ Liêm thì nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp?

Theo Luật doanh nghiệp thì các loại hình công ty, doanh nghiệp được phân ra như sau: Công ty TNHH 1 Thành Viên, Công ty TNHH 2 Thành Viên trở lên, Công ty Cổ Phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Hợp Danh. Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ ràng các tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, doanh nghiệp: 

Công ty TNHH 1 Thành Viên

  • Công ty TNHH 1 TV là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi của số vốn điều lệ công ty.
  • Công ty TNHH 1 TV có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
  • Công ty TNHH 1 TV sẽ không được quyền phát hành cổ phần.
  • Công ty TNHH 1 TV do chủ sở hữu công ty toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Tùy thuộc vào ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của Công ty TNHH 1 TV bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. Công ty TNHH 1 TV không được quyền phát hành cổ phiếu.

Ưu và nhược điểm của loại hình công ty TNHH 1 TV:

1. Ưu điểm:

– Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHH chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên rất ít gây rủi ro cho người góp vốn.

– Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề

2.Nhược điểm:

– Công ty Công ty TNHH 1 TV sẽ không được giảm vốn điều lệ

Công ty TNHH 2 Thành Viên trở lên

– Công ty TNHH là doanh nghiệp, trong đó:

  • Thành viên có thể là cá nhân, tổ chức;
  • Số lượng thành viên không vượt quá 50 Thành viên;
  • Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
  • Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.

– Công ty TNHH có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Công ty TNHH sẽ không được quyền phát hành cổ phần.
– Công ty TNHH 2 TV trở lên là công ty trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
– Thành viên của công ty có thể là cá nhân, tổ chức, số lượng thành viên tối thiểu là 2 và tối đa không vượt quá 50 người. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty TNHH sẽ không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Ưu và nhược điểm của loại hình công ty TNHH 2 TV trở lên:

1. Ưu điểm:

– Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHH chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên rất ít gây rủi ro cho người góp vốn.
– Số lượng thành viên công ty TNHH không nhiều và các thành viên thường là người thân, quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
– Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

2. Nhược điểm:

– Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng.
– Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.
– Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty Cổ Phần

– Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức;
  • Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.

– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
– Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (TGĐ), đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Ưu và nhược điểm của loại hình Công ty cổ phần.

1. Ưu điểm:

– Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
– Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩch vực, ngành nghề.
– Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
– Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
– Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

2. Nhược điểm:

– Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất nhiều, hầu như không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
– Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng khá phức tạp hơn các loại hình công ty, doanh nghiệp khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán

Doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
– Doanh nghiệp tư nhân được đăng ký kinh doanh hoạt động theo đúng quy định của pháp, do một cá nhân làm chủ, có trụ sở giao dịch, tài sản, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Chủ Doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân như các loại hình doanh nghiệp khác, chủ doanh nghiệp có thể tự mình hoặc thuê người khác điều hành, quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

1. Ưu điểm:

– Do là chủ sở hữu duy nhất của công ty nên Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
– Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình công ty khác.

2. Nhược điểm:

– Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ Doanh nghiệp tư nhân khá cao.
– Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp và của chủ Doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ Doanh nghiệp đã đầu tư

Công ty Hợp Danh

– Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất là 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

Ưu điểm và nhược điểm của loại hình công ty hợp danh

1. Ưu điểm:

– Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
– Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

2. Nhược điểm:

– Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
– Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

Như vậy, qua ưu và nhược điểm của loại hình này, bạn nên lựa chọn sao cho phù hợp với việc thành lập doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tên của doanh nghiệp

Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Điều 38:

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Vì vậy, khi đặt tên doanh nghiệp thì nên lưu ý không nên đặt tên trùng với tên doanh nghiệp khác, hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng kí trước đó. Do vậy, bạn nên cân nhắc và tra cứu các tên đã có để tránh phải mất thời gian cho việc đặt tên doanh nghiệp 

Địa chỉ trụ sở chính:

Quận Bắc từ Liêm gồm có 9 xã và 13 phường, vì vậy để thuận tiện cho khách hàng thì bạn nên để địa chỉ rõ ràng gồm có: số nhà, thôn/xóm, xã, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ngoài ra bạn nên để thêm số điện thoại công, địa chỉ website, email ( nếu có ).

Chẳng hạn như: Địa chỉ: Số 6D ngõ 193/220/50 tổ dân phố 16 đường Phú Diễn, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà NộI, SĐT liên hệ: 0398019402, email: congtyxaydung365@gmail.com

Vốn điều lệ

Vốn Điều lệ là hình thức góp vốn của các thành viên cổ đông đã cam kết góp vốn trong 1 thời gian nhất định để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, số vốn đóng góp ấy sẽ được lưu lại trong 1 hợp đồng gọi là điều lệ công ty

Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2014 không quy định mức tối thiểu hay tối đa của vốn điều lệ, trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần phải đáp ứng mức vốn tối thiểu hay còn gọi là vốn pháp định. Do vây, những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định mới phải chứng minh vốn, còn những ngành không yêu cầu vốn pháp định bạn không phải chứng minh vốn điều lệ.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh: 

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc làm bắt buộc bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Hiện nay pháp luật không giới hạn số lượng ngành nghề kinh doanh, do vậy khi đăng kí ngành nghề kinh doanh bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng, dự trù các loại hình kinh doanh sẽ thực hiện trong tương lai để đảm bảo sau khi công ty đưa vào hoạt không phải tốn thêm thời gian để bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh 

Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập (Ví dụ: điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép hành nghề, điều kiện về vốn pháp định, các điều kiện khác).

Cơ quan có thẩm quyền đăng kí kinh doanh:

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ – CP có quy định về cơ quan đăng kí kinh doanh, khi bạn có nhu cầu thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội thì cơ quan tiến hành đăng ký kinh doanh cho bạn sẽ là Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư có địa chỉ: Tòa nhà B10A, Khu đô thị Nam Trung Yên, Nguyễn Chánh, Mễ Trì, Cầu Giấy, Hà Nội.

3. Thủ tục thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm

Bước 1: Hồ sơ cần chuẩn bị:

Mỗi loại hình công ty khác nhau sẽ cần các loại giấy tờ khác nhau để hoàn thành bộ hồ sơ thành lập công ty. 

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần

2. Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần.

3. Danh sách cổ đông sáng lập 

a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH

Trong hồ sơ công ty TNHH được phân chia ra 2 loại hồ sơ đó là: Hồ sơ công ty TNHH 1 thành viên và Hồ sơ công ty TNHH 2 thành viên.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên:

1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên

2. Dự thảo Điều lệ công ty.

3. Chuẩn bị giấy tờ của thành viên như sau đây:

a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên

2. Dự thảo Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên 

a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

         1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty hợp danh

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh

2. Dự thảo Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên công ty hợp danh 

4. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.

Bước 2: Nôp hồ sơ

Khi bạn có nhu cầu thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội thì bạn nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư có địa chỉ: Tòa nhà B10A, Khu đô thị Nam Trung Yên, Nguyễn Chánh, Mễ Trì, Cầu Giấy, Hà Nội.

Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 9 – Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Hoặc bạn có thể nộp qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp

Bước 3: Nhận kết quả

a. Trường hợp đăng ký trực tiếp:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc nếu nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp
  • Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định

b. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ

c. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Đối với trường hợp này thì có các bước sau:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
  • Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.
  • Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
  • Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
  • Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

Bước 4: Sau khi nhận kết quả

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, công ty cần thực hiện một số thủ tục sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập, công ty phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), công ty cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế thành phố  Hà Nội (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
  • Công ty thực hiện thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định số 99/2016/NĐ-CP.
  • Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn.

Như vậy, qua bài viết trên, mọi người đã hiểu rõ hơn các vấn đề về thành lập doanh nghiệp, trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội để nhanh chóng khai sinh ra một doanh nghiệp mới theo đúng quy định của pháp luật.

Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả nhất là đối với các chủ doanh nghiệp trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Hãy liên hệ chúng tôi khi có nhu cầu thành lập công ty tại Hà Nội: 0833102102

Hy vọng bài viết hữu ích với quý độc giả!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm