Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận Hoàn Kiếm

bởi Vudinhha

Pháp luật hiện nay cho phép các cá nhân, tổ chức có thể tự do, tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với khả năng, nhu cầu của mình. Theo thống kê cho thấy số lượng đăng ký thành lập doanh nghiệp đang gia tăng mạnh trong những năm qua, đây là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế nước nhà. Nhưng khi bắt đầu khởi nghiệp việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, cũng như nắm bắt được điều kiện, thủ tục, trình để đăng ký kinh doanh luôn là nỗi băn khoăn của các cá nhân, tổ chứ đầu tư. Thông qua bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn chi tiết các quy định liên quan đến việc thành lập công ty tại quận Hoàn Kiếm cho các bạn đang có ý định khởi nghiệp nhé.

Căn cứ:

  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT năm 2019 hợp nhất Nghị định về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
  • Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;

Nội dung tư vấn:

1. Thực tiễn thành lập doanh nghiệp tại quận Hoàn Kiếm:

Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm của Thủ đô Hà Nội, quận tập trung nhiều đầu mối giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ. Yếu tố này đã gắn kết Hoàn Kiếm với các quận, các tỉnh, thành khác tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế – văn hoá và du lịch. Theo đó, phía Tây giáp quận Đống Đa, phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng, dọc từ phía Bắc xuống phía Nam là sông Hồng, bên kia sông (phía Đông) là huyện Gia Lâm. Tuy là quận có diện tích nhỏ nhất Thành phố, nhưng quận Hoàn Kiếm là trung tâm chính trị – hành chính, trung tâm thương mại – dịch vụ của thành phố Hà Nội, nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô. Tất cả là ưu thế đặc biệt của quận Hoàn Kiếm mà không phải quận nào cũng có thể có được.

Theo thống kê tình hình đăng ký doanh nghiệp tại địa bàn Hà Nội trong tháng 6 năm 2019, xét về số lượng doanh nghiệp, quận Hoàn Kiếm có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập là 371 doanh nghiệp, thuộc hàng trung bình của toàn bộ khu vực Hà Nôi. Song đó, là về quy mô vốn đăng ký, quận Hoàn Kiếm cũng có tổng số vốn đăng ký gần 5000 tỉ đồng. Đây là một tín hiệu rất lạc quan đối với nền kinh tế.

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp:

Pháp luật hiện nay cho phép các cá nhân, tổ chức tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, nhưng trong phạm vi ngành, nghề mà luật không cấm, cụ thể tại Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

          Điều 7. Quyền của doanh nghiệp

           1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh

Ngoài ra, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà Luật Đầu tư 2014 quy định thì doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề đó thì phải đáp ứng đủ các điều kiện yêu cầu của luật định.

Trước khi quyết định đầu tư thành lập doanh nghiệp theo hình thức hộ kinh doanh hay bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, các cá nhân, tổ chức cũng nên cân nhắc thật kỹ trên cơ sở các yếu tố hiện có của mình để đưa ra lựa chọn cho phù hợp nhất. Mỗi loại hình kinh doanh đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Theo đó, các cá nhân, tổ chức có thể tự do lựa chọn các loại hình kinh doanh dưới đây:

3. Cơ quan đăng ký kinh doanh tại Hà Nội:

Căn cứ tại Điều 13 Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT có quy định về cơ quan đăng kí kinh doanh như sau: 

Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.

Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

Như vậy, đối với cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty tại địa bàn Quận Hoàn Kiếm thì cơ quan tiếp nhận và xử lý là Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội, trụ sở đặt tại Tòa B10A Khu đô thị Nam Trung Yên, Phường Mễ Trì, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, nếu thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại quận Cầu Giấy là Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Hoàn Kiếm, có địa chỉ là Ủy Ban Nhân Dân, 40 Thanh Hà, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

4. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp:

Hồ sơ thành lập Hộ kinh doanh

Căn cứ theo Điều 71 Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ gia đình bao gồm:

1. Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)

2. Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

3. Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ hộ kinh doanh

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ theo Điều 21 Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ gia đình bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Phụ lục I-1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)

2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân, cụ thể:

  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần:

Căn cứ theo Điều 23  Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT thì đối với loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì hồ sơ bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ công ty;

3. Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần), danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 TV trở lên);

4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sỡ hữu quản lý và hoạt động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp, cụ thể:

  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sỡ hữu quản lý và hoạt động theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp. (Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).

5. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân, cụ thể:

  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

b) Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

6. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

5. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp:

Cách thức thực hiện

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp như trên trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

  • Trường hợp đăng ký trực tiếp:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Sau đó, doanh nghiệp đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo giấy hẹn.

  • Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT năm 2019, cụ thể:

Điều 36. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

1. Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.

2. Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử.

3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của một trong các chủ thể sau đây:

a) Cá nhân có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo quy định;

b) Người được cá nhân quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải có các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 11 Nghị định này.

4. Thời hạn để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là 60 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn nêu trên, nếu không nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tiếp theo, người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

  • Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT năm 2019 như nêu trên.

Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Thời hạn giải quyết

  • Trường hợp đăng ký trực tiếp:

Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

  • Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ:  Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

  • Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ:  Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Sau khi nhận được thông báo, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thông báo hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh (có thể nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện).

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

6. Các thủ tục cần thiết sau thành lập doanh nghiệp:

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:

  • Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…);
  • Doanh nghiệp thực hiện thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP;
  • Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn xin cấp giấy phép con;
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Khi có nhu cầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số máy: 0833102102

Hy vọng bài viết có ích với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm