Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình kinh doanh khá đặc biệt. Có thể nói rằng đây là một loại hình kinh doanh phổ biến nhất cũng như quy mô nhỏ nhất nếu so với những loại hình doanh nghiệp. Vậy thành lập hộ kinh doanh cá thể được thành lập như thế nào và thực hiện thủ tục ra sao? Hãy tham khảo bài viết này để rõ hơn về điều đó.
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan
Nội dung tư vấn:
1. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
Như đã nói thì hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh có tính chất nhỏ lẻ và quy mô thường gắn liền với sự phát triển của một hộ gia đình cùng “chung lưng đấu cật”. Trong thực tế cuộc sống hiện nay việc lựa chọn loại hình hộ kinh doanh để đăng ký kinh doanh là mong muốn của nhiều người, đôi khi không phải vì sự “đối nhân” với những thành viên trong gia đình trong kinh doanh mà vì mô hình này khá nhỏ gọn, dễ vận hành và các nghĩa vụ phát sinh với những cơ quan quản lý cũng khá tối giản.
Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh với quy mô nhỏ khi được sử dụng tối đa là 10 lao động. Khác với những loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh không cần có những quy định chung, những điều lệ ràng buộc, điều khoản về chia lợi nhuận bởi vì đó là mô hình kinh doanh có tính chất đối nhân, dựa trên sự thỏa thuận và tình cảm với các thành viên cùng kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, do đó không có một con dấu hợp pháp được công nhận. Việc ký hợp đồng, vay vốn ngân hàng cũng là sử dụng tư cách của người đứng đầu – chủ hộ kinh doanh, thay vì sử dụng tư cách công ty, doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh cũng không được quyền xuất hóa đơn VAT (giá trị gia tăng). Do đó rất khó để ký kết với những đối tác lớn cần xuất hóa đơn để khấu trừ thu nhập.
Hiện nay, những trang thương mại điện tử như Lazada, shopee, tiki, sendo cũng đã dần yêu cầu những đối tác khi bán hàng trên nền tảng đó phải có đăng ký kinh doanh (tối thiểu là loại hình hộ kinh doanh).
2. Quy trình thành lập hộ kinh doanh
Thành lập hay đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh là một thủ tục hành chính nhà nước mà khi đó công dân phải tuân thủ một bộ thủ tục nhất định, soạn thảo hồ sơ hợp lệ để yêu cầu cơ quan nhà nước cấp phép, chứng nhận hoạt động hộ kinh doanh.
Thủ tục để thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ hợp lệ, gồm có:
- Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp (Có thể là sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn có công chứng)
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh
Đây là ba văn bản chủ yếu để thành lập hộ kinh doanh theo luật. Mặc dù luật chỉ yêu cầu như vậy, song thực tế tại nhiều Quận, Huyện tại Hà Nội vẫn sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm các giấy tờ khác như:
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Quý khách tiền hành tập hợp hồ sơ và đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nộp (Ở đây là UBND cấp Quận, Huyện nơi đặt hộ kinh doanh cá thể).
Trên thực tế, thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể được thao tác tại nhà qua hình thức nộp hồ sơ online. Tuy nhiên hình thức này hiện không được ưu tiên bởi vì khá khó tiếp cận và phát sinh nhiều lỗi.
Cơ quan thụ lý và giải quyết đó chính là Phòng kinh tế hoặc Phòng tài chính kế hoạch thuộc UBND cấp Quận, Huyện. Dưới đây là danh sách một số địa chỉ của cơ quan này để Quý khách tiện tra cứu:
- Quận Hoàn Kiếm: số 40 Thanh Hà, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Quận Ba Đình: Số 25 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
- Quận Đống Đa: Số 3, Ngõ 5, Hoàng Tích Trí, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội
- Quận Hai Bà Trưng: 34 Lê Đại Hành Phố Lê Đại Hành, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Quận Tây Hồ: Số 657 Lạc Long Quân, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
- Quận Cầu Giấy: Số 331, Đường Cầu Giấy
- Quận Thanh Xuân: Số 9 Đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Quận Hà Đông: Lô N01 Trung tâm hành chính mới – phường Hà Cầu – Hà Đông- Hà Nội
- Quận Hoàng Mai: Tòa Nhà A, Khu Đô Thị Đền Lừ, Hoàng Mai, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội
- Quận Nam Từ Liêm: Số 125 Đường Hồ Tùng Mậu, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
- Quận Bắc Từ Liêm: Tòa nhà CT6A, khu Tái định cư Kiều Mai, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm
- Quận Long Biên: Số 1 Vạn Hạnh Quận Long Biên TP Hà Nội.
- Sơn Tây: Số 4 Phố Trưng Vương, phường Lê Lợi
- Huyện Đan Phượng: Số 105 Tây Sơn, Thị trấn Phùng
- Huyện Đông Anh: Tổ 1 Thị trấn Đông Anh
- Huyện Gia Lâm: Số 6 Ngô Xuân Quảng, Thị trấn Trâu Quỳ
- Huyện Sóc Sơn: Số 1 Đường Đa Phúc, Thị trấn Sóc Sơn
- Huyện Thanh Oai: Số 135 Tổ 3, Thị trấn Kim Bài
- Huyện Thanh Trì: Số 12 Ngõ 405 Đường Ngọc Hồi, Thị trấn Văn Điển
- …
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Phòng tài chính – kế hoạch thuộc UBND sẽ có trách nhiệm trả kết quả tới Quý khách:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
- Lệ phí hành chính: 100.000 đồng
Chúng tôi xây dựng hệ thông bài viết chi tiết nhất, các bạn hãy tham khảo để biết thêm chi tiết nhé:
- Đặc điểm của hộ kinh doanh
- Lưu ý khi đặt tên hộ kinh doanh
- Bao nhiêu tuổi được lập hộ kinh doanh
- Những loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
- Một người được lập mấy hộ kinh doanh
- Mở nhiều hộ kinh doanh ở các tỉnh khác nhau được không
Hy vọng chuỗi bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có khó khăn gì, hãy liên hệ với LSX để được hỗ trợ và giúp đỡ nhé!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102