03 cách tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần

bởi Vudinhha

Vốn điều lệ là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tiềm lực kinh tế cũng như giới hạn chịu trách nhiệm của công ty đối với các nghĩa vụ của công ty.  Đặc biệt là công ty cổ phần. Việc góp vốn, tăng giảm vốn điều lệ ở loại hình công ty này khá được chú trọng. Vậy, muốn tăng vốn điều lệ, công ty có thể thực hiện bằng những cách nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Có 03 cách tằng vốn điều lệ đơn giản nhất cần biết. 

Tăng vốn điều lệ là việc công ty cổ phần có sự thay đôi giá trị vốn góp so với mức vốn đăng ký thành lập ban đầu. Pháp luật cho phép công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng việc chào bán cổ phần theo quy định tại Điều 122 Luật doanh nghiệp 2014: 

Điều 122. Chào bán cổ phần

1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ.

2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:

a) Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;

b) Chào bán ra công chúng;

c) Chào bán cổ phần riêng lẻ.

3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.

4. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.

Trong đó, Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Khi được đăng ký thành lập và đưa vào hoạt động, Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông.

Như vậy, việc chào bán cổ phần chính là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó cho những người có nhu cầu góp vốn. Lúc hoàn thành thủ tục mua cổ phần, những người này trở thành cổ đông của công ty. 

Có 3 hình thức chào bán cổ phần như sau: 

  • Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;

  • Chào bán ra công chúng;

  •  Chào bán cổ phần riêng lẻ.

Việc chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

2. Thủ tục chào bán cổ phần.

Thứ nhất, Thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ.

Căn cứ theo quy định tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Bước 1: Công ty thực hiện cuộc họp Đại hội đồng cổ đông về chào bán cổ phần riêng lẻ  và thông qua nghị quyết cũng như phương án bán cổ phần riêng lẻ. 

Bước 2: Công ty thực hiện việc thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong  thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ.

Nếu sau  05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà Cơ quan đăng ký kinh doanh không có ý kiến phản đối thì công ty có quyền  bán cổ phần

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần thì công ty phải thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh

Thứ hai, Thủ tục chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu

Định nghĩa về việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là việc công ty có sự tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán. Và sau đó, thay vì bán ra bên ngoài thì công ty chào bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần góp vốn của họ tại công ty. Thủ tục thực hiện việc vào bán này như sau: 

Bước 1: Thông báo bằng văn bản về việc chào bán cổ phần hiện hữu đến các cổ đông chậm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần;

Trong thông báo phải thể hiện đầy đủ 5 nội dung: 

  •  Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu.

  • Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức;

  •  Số cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty;

  •  Tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua;

  •  Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Bên cạnh đó, thông báo phải kèm theo phiếu đăng ký mua cổ phần .

Sau khi nhận thông báo kèm theo phiếu đăng ký, nếu cổ đông không gửi về công ty đúng hạn phiếu đăng ký thì cũng đồng nghĩa với việc cổ đông có liên quan coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;

Bước 2: Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm