Bán xôi ăn sáng có cần phải đăng ký kinh doanh không?

bởi Vudinhha

Xôi là một món ăn sáng quen thuộc và ta thường bắt gặp nhiều hình ảnh từ các gánh xôi ven đường đến các quán ăn chuyên phục vụ về xôi. Do đó, có thể nói, đây là lĩnh vực kinh doanh thức ăn có nhu cầu khá cao của người dân. Vậy việc bán xôi ăn sáng có cần phải đăng ký kinh doanh không, đây cũng chính là thắc mắc của nhiều người khi bắt tay vào kinh doanh món ăn này. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Luật an toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 47/2014/TT-BYT

Nội dung tư vấn

1. Đăng ký kinh doanh là gì? Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh được thể hiện dưới hình thức Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

2. Bán xôi ăn sáng có phải đăng ký kinh doanh không?

Tùy vào lựa chọn hình thức kinh doanh xôi của chủ thể kinh doanh mà xem xét đến việc có cần phải đăng ký kinh doanh hay không.

  • Nếu có ít vốn, có thể nghĩ đến ý tưởng bán xôi vỉa hè, thì bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc xe bán xôi, học nấu xôi bán, cách giữ nhiệt cho xôi và ưu tiên tiêu chí vệ sinh thực phẩm là được mà không cần phải đăng ký kinh doanh.
  • Tuy nhiên nếu muốn mở một cửa hàng bán xôi thì có thể kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh và phải đăng ký kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp việc bán xôi có quy mô nhỏ, mức thu nhập thấp thì không cần. Cụ thể tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.”

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh bán xôi ăn sáng (nếu có)

a) Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tiêu chí đầu tiên phải lưu ý là an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo quy định tại khoản 5 điều 2 luật an toàn thực phẩm 2010 có quy định :

“5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể”.

Theo quy định của pháp luật, mở quán xôi ăn sáng (kinh doanh dịch vụ ăn uống) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể  theo quy định tại Điều 34 Luật an toàn thực phẩm thì sẽ phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ quy định tại Điều 1 Thông tư 47/2014/TT-BYT, cụ thể gồm:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở)
  • Danh sách kết quả khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

  • Đối với Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/ thành phố trực cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Cơ sở do UBND quận/ huyện cấp Giấy chứng nhận có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên: Nộp hồ sơ tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở.
  • Đối với Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do UBND (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ: Nộp hồ sơ tại UBND quận/ huyện/ thị xã nơi đặt cơ sở

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và việc đáp ứng điều kiện cấp của cơ sở

Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo bằng văn bản và yêu cầu bổ sung
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở. 

Lưu ý: Đoàn thẩm định cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện:

  • Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định;
  • Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở với hồ sơ và theo quy định và lập Biên bản thẩm định 

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận

Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền dựa trên kết quả thẩm định và thông báo kết quả với cơ sở. Có 03 trường hợp có thể xảy ra:

  • Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện. Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của Đoàn thẩm định lần trước.
  • Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phài thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Lưu ý: Thời hạn, hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 3 năm (Điều 37 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010).

b) Xin Giấy chứng nhận hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh cá thể được quy định tại điều 71 nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu có sẵn);
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký cấp huyện (Phòng Tài chính – Kế hoạch của UBND). Sau khi nộp hồ sơ thì bạn sẽ được nhận một giấy biên nhận xác nhận đã nộp hồ sơ và ghi rõ ngày trả kết quả. 

Bước 3: Nhận kết quả

Sau 3 ngày làm việc, bạn lại tới nơi đã nộp hồ sơ để nhận kết quả, sẽ có hai trường hợp xảy ra khi bạn nhận kết quả:

  • Bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • Bạn sẽ không được nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đồng thời được yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung các giấy tờ cần thiết mà bạn còn thiếu. Trong trường hợp này, bạn sẽ được cán bộ, công chức hướng dẫn để thực hiện và tiến hành nộp lại hồ sơ như bước 2.

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bán xôi ăn sáng có cần phải đăng ký kinh doanh không?”.

Hy vọng bài viết hữu ích với mọi người.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 0833 102 102. Xin cảm ơn!

Câu hỏi thường gặp:

Những cơ sở kinh doanh nào không cần đăng ký kinh doanh?

Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
Sơ chế nhỏ lẻ;
Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
Nhà hàng trong khách sạn;
Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
Kinh doanh thức ăn đường phố;

Một công ty có nhiều nhà hàng, quán ăn thì chỉ cần xin một giấy chứng nhận về sinh thực phẩm chung hay mỗi cơ sở lại phải xin một giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm riêng?

Theo như tên gọi đầy đủ, thì tên loại giấy tờ này là: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, mỗi cơ sở dùng cùng một công ty hay một nhãn hiệu nhưng sẽ có điều kiện cơ sở vật chất cũng như nhân viên khác nhau nên không thể cấp một giấy chứng nhận chung cho cả công ty mà mỗi cơ sở phải xin một giấy chứng nhận riêng thì mới có thể hoạt động.

Cơ sở kinh doanh ăn uống muốn mở của cần đạt chuẩn tiêu chí gì?

– Cơ sở phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Cơ sở cần đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm theo đúng quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu và chứng từ liên quan.
– Người lao động và người đến cơ sở (khách hàng, người giao nhận hàng, người liên hệ…) phải thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm