Bình xịt hơi cay có bị cấm không?

bởi Luật Sư X
Bình xịt hơi cay có bị cấm không?

Nhu cầu về tự vệ, bảo vệ chính bản thân mình là điều dễ hiểu, đây là điều luôn được Nhà nước ta khuyến khích. Bởi vì mỗi một cá thể tự biết bảo vệ chính mình cũng chính là góp phần giữ gìn trật tự xã hội. Tuy nhiên bảo vệ bằng cách nào? Hiện nay nhiều đối tượng mang theo mình bình xịt hơi cay và cho rằng đấy là đang tự vệ. Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Liệu có vi phạm pháp luật hay không?… Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngọn nguồn thông tin về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017
  • Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  • Thông tư số 16/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  • Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
  • Thông tư số 18/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu và trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy phép, Giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ.
  • Thông tư số 218/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh, phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp Giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp Giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Nội dung tư vấn

1. Bình xịt hơi cay được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

Như vậy, bình xịt hơi cay là một trong những công cụ hỗ trợ được Nhà nước và các cơ quan chức năng quy định việc sử dụng và quản lý chặt chẽ. Do đó không thể sử dụng một cách tùy tiện..

2. Bình xịt hơi cay có bị cấm không?

Bình xịt hơi cay là một trong những công cụ hỗ trợ phục vụ cho việc quản lý Nhà nước và được sử dụng cho một số trường hợp với các đối tượng được quy định tại Tại Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 như sau:

Điều 55. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ

1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:

a) Quân đội nhân dân;

b) Dân quân tự vệ;

c) Cảnh sát biển;

d) Công an nhân dân;

đ) Cơ yếu;

e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

g) Cơ quan thi hành án dân sự;

h) Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;

i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

k) Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;

l) An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;

m) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

n) Ban Bảo vệ dân phố;

o) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

p) Cơ sở cai nghiện ma túy;

q) Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Do đó có thể thấy rằng bình xịt hơi cay không bị cấm nhưng chỉ có những đối tượng được pháp luật quy định ở trên mới được phép sử dụng và việc sử dụng phải tuân thủ theo điều kiện phục vụ cho thi hành công vụ nhằm ngăn chặn kịp thời những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà cố tình chạy trốn.

Vì thế cá nhân không thuộc đối tượng theo quy định không được phép tàng trữ, sử dụng, mượn, thuê, mua, bán… loại công cụ này dưới bất kỳ hình thức và mục đích nào. Nếu vi phạm thì tùy vào từng trường hợp, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo hành chính hoặc hình sự.

3. Xử lý hành vi sử dụng bình xịt hơi cay trái phép

Với những người không thuộc đối tượng được phép sử dụng bình xịt hơi cay mà vẫn sử dụng thì sẽ bị áp dụng hình thức xử lý hành chính tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

b) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

c) Cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

d) Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa không còn giá trị sử dụng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b) Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;

c) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;

d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

e) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;

g) Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b) Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

c) Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép;

d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;

đ) Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;

c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;

đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;

e) Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép;

b) Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.

7. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp thì bị xử lý theo Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, quản lý vật liệu nổ công nghiệp.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, d Khoản 3; Điểm b Khoản 4 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Như vậy, nếu vi phạm thì tùy vào từng trường hợp, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo hành chính, cụ thể căn cứ theo Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì mức phạt có thể dao động từ 500.000 đồng đến 40.000.00 đồng, bên cạnh đó còn bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tươc quyền sử dụng giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng; tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng và song đó sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục: Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Ngoài ra bên cạnh xử lý hành chính thì hành vi sử dụng bình xịt hơi cay nếu gây tổn hại tới sức khỏe người khác thì tùy theo mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội gây thương tích cho người khác.

4. Tại sao pháp luật hạn chế đối tượng sử dụng bình xịt hơi cay?

Điều này xuất phát từ các lý do cụ thể sau:

Thứ nhất, sự ảnh hưởng của bình xịt hơi cay: Bình xịt hơi cay là sản phẩm thuộc dòng dụng cụ tự vệ. Thành phần của hơi cay được chiết xuất từ các thực vật như ớt, hồ tiêu, họ Cà, có tên gọi hóa học là capsaicin. Đặc trưng cơ bản nhất của Capsaicin là tính cay nóng. Khi tiếp xúc với da người, chúng gây ra tác dụng nóng rát, khó chịu, có thể dẫn đến mù tạm thời. Giả sử cả một địa phương ai cũng sử dụng bình xịt hơi cay này một cách vô tội vạ thì điều gì sẽ xảy ra. Nó làm mất trật tự an toàn xã hội, gây khó khăn trong quản lý nhà nước, ảnh hưởng tới sự phát triển xã hội.

Thứ hai, Bình xịt hơi cay là công cụ có khả năng trấn áp cao vì khiến đối thủ mất khả năng quan sát, khó chịu và đau đớn cực độ, đồng thời có thể trấn áp nhiều mục tiêu cùng lúc. Cũng vì tính chất nguy hiểm đặc thù đó nên hơi cay cũng là một vũ khí được quy định rõ ràng trong danh mục “Công cụ hỗ trợ”, tức là dụng cụ chuyên dùng cho các lực lượng an ninh. Việc sở hữu hơi cay, từ các chai xịt tiêu chuẩn quân dụng cho đến các loại xịt hơi cay được “chế” ngụy trang trong thỏi son, chai nước hoa… đều là hành vi phạm pháp.

Vì vậy từ hai lý do trên pháp luật quy định rất nghiêm ngặt về những đối tượng được phép sử dụng bình xịt hơi cay và nguyên tắc sử dụng khi nào, mục đích cụ thể theo quy định pháp luật.

Như vậy chúng ta cần lưu ý trong việc tự ý sử dụng bình xịt hơi cay bởi vì nếu không thuộc các đối tượng trên thì khi sử dụng bạn sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy mỗi người chúng ta hãy tự bảo vệ chính mình bằng cách tìm hiểu rõ quy định pháp luật hoặc nhờ sự hỗ trợ của luật sư để giải đáp thắc mắc.

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm