Công ty mới thành lập cần phải làm những gì?

bởi Vudinhha

Doanh nghiệp mới thành lập sau khi làm xong thủ tục xin giấy phép kinh doanh thì phải kịp thời triển khai những việc mà công ty mới thành lập cần làm nếu không có thể sẽ bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử phạt, ít nhiều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty mới thành lập. Vậy doanh nghiệp sau khi thành lập cần thiết phải làm thêm những công việc, thủ tục gì? Mời tham khảo bài viết sau của LSX

Căn cứ:

  • Luật Doanh nghiệp 2014

  • Luật Thuế GTGT

  • Luật Thuế TNDN

  • Luật Thuế TNCN

  • Thông tư 39/2014/TT-BTC

  • Thông tư 156/2013/TT-BTC

  • Thông tư 119/2014/TT- BTC

Nội dung tư vấn

1.Đăng công bố thành lập doanh nghiệp và treo bảng hiệu

Đăng công bố thành lập 

Theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

      – Ngành, nghề kinh doanh;

      – Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày, kể từ ngày được công khai.

Treo bảng hiệu

Ngay khi bắt đầu đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần tiến hành làm bảng hiệu và treo, niêm yết tại địa chỉ trụ sở chính của công ty. Kích cỡ bảng hiệu tùy mỗi công ty nhưng trên bảng hiệu phải có những thông tin về: tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số doanh nghiệp và số điện thoại.
Theo thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 1/6/2014, biển hiệu công ty là điều kiện cần để có thể thực hiện thủ tục đặt in hoá đơn lần đầu.

2. Kê khai các loại thuế và nộp thuế môn bài

Khai và nộp thuế môn bài

– Nếu công ty mới thành lập mà chưa có phát sinh hoạt động SXKD: Thì hạn nộp tờ khai và tiền thuế môn bài là 30 ngày kể từ ngày cấp giấy phép ĐKKD.

Nếu công ty mới thành lập mà có phát sinh hoạt động SXKD: Thì chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép ĐKKD.

Những doanh nghiệp thành lập 6 tháng đầu năm: Phải nộp thuế Môn bài cả năm

Những doanh nghiệp thành lập 6 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): Sẽ nộp thuế Môn bài: 1/2 năm

Hồ sơ khai thuế môn bài: Tờ khai thuế môn bài cho doanh nghiệp theo mẫu 01/MBAI (Mẫu ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính)

Khai thuế giá trị gia tăng

  • Những doanh nghiệp mới thành lập thì kê khai thuế GTGT theo quý và kê khai theo phương pháp trực tiếp.

– Sau khi hoạt động đủ 12 tháng thì sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý:

Nếu > 50 tỷ thì kê khai theo tháng. Nếu < 50 tỷ thì kê khai theo quý

  • Nếu doanh nghiệp mới thành lập muốn kê khai theo phương pháp khấu trừ thì:

Phải có hợp đồng thuê địa điêm kinh doanh hoặc hoá đơn đầu vào mua sắm TSCĐ, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ.

Và nộp mẫu 06/GTGT(Theo Thông tư 119/2014/TT- BTC và Thông tư 156/2013/TT-BTC)

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp được khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm và khai quyết toán đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc giải thể, chấm dứt hoạt động.

– Khai thuế TNDN tạm tính theo quý: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo quý cậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Khai quyết toán thuế TNDN: Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính.

Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm:

– Tờ khai quyết toán thuế TNDN (theo mẫu số 03/TNDN và các phụ lục kèm theo ban hành  kèm theo Thông tư 159/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013).

– Báo cáo tài chính năm nếu kết thúc năm tài chính hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Khai thuế thu nhập cá nhân

Doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải kê khai thuế GTGT theo tháng nên ta sẽ xét 2 trường hợp như sau:

+ Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp > 50.000.000 thì kê khai theo tháng.

+ Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp < 50.000.000 thì kê khai theo quý.

Nếu trong tháng hoặc quý không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải kê khai.

Nhưng vẫn phải nộp tờ khai quyết toán năm (mẫu 05/KK-TNCN)

3. Hóa đơn

 Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo PP khấu trừ:

Tiến hành đặt in hóa đơn GTGT.

Sau đó làm Thông báo phát hành hóa đơn: Chậm nhất năm (05) ngày trước khi DN bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.

 Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo PP trực tiếp:

Thì phải làm thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp tại cơ quan thuế. (Đây hóa đơn bán hàng thông thường, không phải hóa đơn GTGT).

Chú ý: Những doanh nghiệp mới thành lập phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý mẫu BC26/AC.

Thời hạn chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên quý sau.

4. Tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với khách hàng khi có những hóa đơn đầu vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT)  vì theo quy định Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài Chính hóa đơn mua vào từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và chi phí tính thuế TNDN mới được trừ.

Doanh nghiệp phải tiến hành mở tài khoản Ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở (theo Mẫu tại Phụ lục II-1 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

5. Lao động và Bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp mới thành lập (đặc biệt là công ty tư nhân, ít xảy ra đối với công ty cổ phần, công ty TNHH) có từ 10 lao động trở lên thì cần lưu ý nên doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động có thời hạn hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan BHXH để làm hồ sơ đóng BHXH cho nhân viên và làm thang bảng lương theo mẫu hệ thống thang bảng lương để nộp cho cơ quan BHXH theo mẫu.

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là trong vóng 30 ngày kể từ ngày Hợp đồng lao động có hiệu lực.

6. Thông báo phương pháp khấu hao tài sản cố định

Kể từ ngày phát sinh tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Ngoài ra, Doanh nghiệp mới thành lập còn phải thực hiện một số thủ tục khác như đăng ký áp dụng chế độ kế toán, hình thức kế toán, phương pháp hàng tồn kho.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư cho doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm