Hợp tác xã được biết đến là một tổ chức kinh tế tập thể; là một loại hình tương tự như một công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhưng hợp tác xã lại là một tổ chức xã hội được Nhà nước ưu ái; với nhiều lợi ích về kinh tế; nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nước. Và có những ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn có. Nếu trong công ty trách nhiệm hữu hạn; mỗi thành viên có quyền góp số vốn mà mình có thể góp, không có điều kiện gì đặc biệt; thì mỗi thành viên hợp tác xã chỉ được góp không quá 20% vốn điều lệ. Vậy tại sao thành viên hợp tác xã chỉ được góp tối đa 20% vốn điều lệ? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Định nghĩa hợp tác xã
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012; hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể; đồng sở hữu; có tư cách pháp nhân; do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên; trên cơ sở tự chủ; tự chịu trách nhiệm; bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Bên cạnh hợp tác xã, còn có một mô hình khác là liên hiệp hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã được cấu thành từ ít nhất 04 hợp tác xã khác và được định nghĩa như sau: liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.
Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã
Từ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác xã năm 2012 cho thấy: 3 chủ thể được trở thành thành viên của hợp tác xã là cá nhân; hộ gia đình và pháp nhân. Trong đó, cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; từ đủ 18 tuổi trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, thành viên hợp tác xã cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã.
- Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã.
- Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
Góp vốn trong hợp tác xã
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã năm 2012; vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
Giấy chứng nhận góp vốn trong hợp tác xã
Giấy chứng nhận vốn góp với hợp tác xã được cấp khi thành viên đã góp đủ vốn cho hợp tác xã. Giấy chứng nhận vốn góp với hợp tác xã phải đảm bảo đủ các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình. Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên.
- Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn.
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Biểu quyết trong đại hội đồng thành viên
Theo quy định tại Điều 34 Luật Hợp tác xã năm 2012; các vấn đề được đưa ra biểu quyết trong đại hội đồng thành viên gồm có:
- Các nội dung sau đây được đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành: sửa đổi, bổ sung điều lệ; chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Các nội dung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được thông qua khi có trên 50% tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.
- Mỗi thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự đại hội thành viên có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên.
Tại sao thành viên hợp tác xã chỉ được góp tối đa 20% vốn điều lệ?
Có thể thấy; việc thành viên hợp tác xã chỉ được góp tối đa 20% vốn điều lệ xuất phát từ việc:
Thứ nhất, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể mang bản chất là một tổ chức xã hội; được Nhà nước tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển. Trong số đó, có những ưu đãi rất lớn và được nhiều doanh nghiệp để ý. Ví dụ như được miễn giảm thuế; được phân cho những khu đất có vị trí “vàng”.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 34, tỉ lệ phần trăm biểu quyết cho những vấn đề quan trọng là từ 75% trở lên; tỉ lệ biểu quyết với những vấn đề không quan trọng là trên 50%. Hay nói cách khác; tỉ lệ phần trăm phủ quyết đối với các vấn đề quan trọng của một hợp tác xã 49%. Nếu để 1 thành viên khác nắm nhiều hơn 49%; mà thành viên đó là một doanh nghiệp; thì sẽ sinh ra tình trạng doanh nghiệp đó được nhận những ưu đãi của Nhà nước và hoạt động không đúng với ý chí ban đầu của Nhà nước khi thành lập hợp tác xã.
Thứ ba, hợp tác xã do ít nhất 7 thành viên thành lập. Giả dụ vốn điều lệ của một hợp tác xã là 100% thì mỗi người phải góp ít nhất 14%. Quy định không quá 20% để phù hợp với việc này.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn quy trình thành lập hợp tác xã mới nhất
- Thủ tục giải thể hợp tác xã
- Dịch vụ thành lập hợp tác xã
- Giải thể hợp tác xã theo quy định của pháp luật?
- Thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trọn gói
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Tại sao thành viên hợp tác xã chỉ được góp tối đa 20% vốn điều lệ?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tài sản không chia trong hợp tác xã, đúng như tên gọi của nó là tài sản không được chia nếu như hợp tác xã giải thể hay phá sản. Tài sản không chia là tài sản do Nhà nước hỗ trợ cho hợp tác xã; và Nhà nước sẽ lấy lại nếu hợp tác xã giải thể hay phá sản.
Tài sản không chia trong hợp tác xã sẽ được đưa vào ngân sách địa phương hoặc chuyển giao cho chính quyền địa phương để hỗ trợ việc phát triển cho địa phương sau đó.