Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được đăng ký thành lập khá phổ biến. Tuy nhiên, vấn đề về đăng ký vốn điều lệ như thế nào, bao nhiêu là đủ là một vấn đề khá khó khăn, nhất là những chủ sở hữu không nắm rõ quy định pháp luật. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp năm 2014;
- Luật đầu tư năm 2014;
Nội dung tư vấn:
1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là gì?
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành những phần bằng nhau và được gọi là cổ phần. Bởi vậy, tổng giá trị mệnh giá cổ phần đó chính là vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, chỉ những cổ phần đã được đăng ký tại thời điểm thành lập doanh nghiệp mới được công nhận vào tổng vốn điều lệ. Cụ thể hóa từ Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014:
Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Bởi vậy mà, pháp luật quy định 90 ngày là thời hạn góp vốn của các cổ đông, tại thời điểm này, tổng vốn điều lệ chính là tổng số cổ phần được đăng ký và hoàn thiện thủ tục góp vốn theo thời hạn này.
Với số cổ phần mà mình mua, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của mình.
2. Các bước để góp vốn điều lệ khi thành lập công ty cổ phần như sau:
Bước 1: Xác định mức vốn điều lệ và đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Mức vốn điều lệ là bao nhiêu thì pháp luật không có sự giới hạn với chủ sở hữu khi thành lập doanh nghiệp.(Khác với vốn pháp định của công ty). Tuy nhiên, với mức vốn điều lệ cao, việc tin tưởng của đối tác dành cho doanh nghiệp sẽ cũng cao hơn. Bởi đây là căn cứ về vấn đề chịu trách nhiệm của chủ sở hữu. Bởi vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thì chủ sở hữu cần phải biết mình nên lựa chọn mức vốn điều lệ nào cho phù hợp và thỏa mãn các yêu cầu như:
- Về khả năng tài chính của mình và các đồng sở hữu khác
- Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty: Rông hay không? Lớn hay không?
- Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập
- Dự án ký kết với đối tác có giá trị lớn hay không?
Bước 2: Thực hiện thủ tục góp vốn.
Căn cứ vào Điều 112 Luật doanh nghiệp 2014, Trong thời hạn 90 ngày (hoặc ngắn hơn theo quy định của công ty) kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Sau thời hạn này, hậu quả pháp lý đối vứi số cổ phần đã được đăng ký mua nhưng chưa thành toán như sau:
- Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
- Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
- Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
- Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.
Việc góp vốn sẽ được thực hiện thông qua nhiều hình thức và loại tài sản góp vốn khác nhau được pháp luật quy định. Cổ đông có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản theo quy định của công ty hoặc theo thỏa thuận
- Với hình thức góp vốn bằng tiền thì thành viên thực hiện góp trực tiếp bằng tiền mặc hay phương thức chuyển khoản cũng được xem là hợp pháp. Đối với việc chuyển khoản, tài khoản của công ty phải được đăng ký với Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
- Với hình thức góp vốn bằng tài sản (Như bất động sản, động sản,…), thành viên công ty phải tiến hành thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty theo quy định của pháp luật.
Cụ thể được quy định tại Điều 36 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;
c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
3. Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.
Hơn nữa, việc không thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trước đó, cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn !
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102