Thủ tục thành lập công ty giặt là có vốn nước ngoài

bởi Vudinhha

Guồng quay liên tục của cuộc sống hiện đại khiến cho những người quá bận bịu với công việc không còn đủ thời gian để làm những việc như giặt rũ, quét dọn, lau chùi nhà cửa nữa. Đối với những người này, những cửa hàng giặt là chính là cứu cánh cho tủ quần áo của họ. Do đó, tại các thành phố lớn đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn các cửa hàng giặt là tại các chung cư và khu dân cư. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài cũng không bỏ qua thị trường “màu mỡ” này khi đã xuất hiện một số chuỗi cửa hàng giặt là đi vào hoạt động và gây ấn tượng đối với khách hàng. Thông qua bài viết sau đây, Luật sư X xin chia sẻ tới những nhà đầu tư nước ngoài đang muốn tham gia đầu tư thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giặt là về các thủ tục cần thiết để bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Hình thức thực hiện

Trong quá trình hội nhập kinh tế với thế giới, Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là việc nới lỏng các quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực để thu hút nguồn vốn đầu dồi dào từ nước ngoài. Bên cạnh những ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do thực hiện hoạt động đầu tư góp vốn thành lập; mua cổ phần, vốn góp của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư, thì vẫn còn có những ngành nghề kinh doanh được pháp luật quy định nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện nhất định thì mới được phép tham gia đầu tư, kinh doanh.

Đối với việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giặt khô, là vốn là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với những nhà đầu tư nước ngoài, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định có mã ngành là (97014). Tuy nhiên thời điểm hiện tại, để thực thi chủ trương ngày càng nới lỏng điều kiện kinh doanh cho các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gỡ bỏ những điều kiện bắt buộc đối với những nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giặt khô, là. Cụ thể trên cổng thông tin về đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã không còn nêu bất cứ điều kiện nào đối với hoạt động đầu tư cứ nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ giặt khô, là. 

Tuy vậy, để được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải tuân thủ và thực hiện các thủ tục đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật đầu tư. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện hai hình thức đầu tư như sau:

Thứ nhất đó là góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Đối với hình thức này, tại Điều 22 Luật Đầu tư 2014 quy định:

“Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư…”

Như vậy, để được góp vốn thành lập doanh nghiệp thì trước hết nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các bước chi tiết của thủ tục này đã được chúng tôi đề cập trong bài viết về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các bác có thể click vào đường link để tìm hiểu chi tiết của thủ tục này. Tuy nhiên, đây là một thủ tục phức tạp và tốn nhiều thời gian của quý nhà đầu tư. Do đó để tiết kiệm thời gian và công sức, nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện việc đầu tư kinh doanh dịch vụ giặt khô, là theo một cách khác.

Thứ hai đó là tham gia liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam.

Đây là trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc mua vốn góp, cổ phần của công ty Việt Nam. Đối với phương án này Công ty có vốn đầu tư nước ngoài dù có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài nhưng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Khi doanh nghiệp không có Giấy chứng nhận đầu tư sẽ giảm thiểu thủ tục khi có sự thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, khi thực hiện theo hình thức này còn có thêm những ưu điểm như:

  • Thủ tục thay đổi đơn giản: Khi doanh nghiệp chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ phải thực hiện khi có sự thay đổi giống như doanh nghiệp Việt Nam;
  • Không phải thực hiện nghãi vụ báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo giám sát đầu tư,…;
  • Không phải thực hiện các thủ tục cập nhật thông tin đầu tư trên hệ thống quản lý về đầu tư.

Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài vẫn hoàn toàn có thể nắm giữ toàn bộ phần vốn điều lệ và nắm quyền chi phối doanh nghiệp bằng cách thuê một người có đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, sau khi được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc mua lại vốn góp/ cổ phần của doanh nghiệp vừa được thành lập. Số vốn góp/ cổ phần mà doanh nghiệp có vốn nước ngoài được phép mua theo quy định của pháp luật hiện hành là không giới hạn.đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giặt khô, là. Phần tiếp theo, Luật sư X xin hướng dẫn thủ tục thực hiện việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh giặt khô, là và mua lại vốn góp/ cổ phần dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Thủ tục thành lập liên doanh

Bước 1: Thành lập công ty Việt Nam;

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

– Giấy CMND,  còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

– Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, văn bản uỷ quyền của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức ;

– Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

– Giấy uỷ quyền thực hiện dịch vụ thành lập công ty cho tổ chức, cá nhân (nếu có ủy quyền)
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài;

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp (Mẫu I-6 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư);
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Trong trường hợp nhà đầu tư ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả thì người làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư phải xuất trình giấy tờ chứng thực cá nhân và giấy tờ sau:

– Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Nhà đầu tư và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
Cơ quan tiếp nhận : Phòng đăng ký đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết: 15-25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thông báo

Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả.

Trong trường hợp hiện Quý khách muốn tham khảo và tìm hiểu dịch vụ thành lập công ty có vốn nước ngoài của chúng tôi. Hãy gọi ngay tới số máy: 0833 102 102

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm