Thủ tục thành lập công ty sản xuất linh kiện điện tử

bởi Vudinhha

Hiện nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đang kéo theo nhu cầu sử dụng và lắp đặt các linh kiện điện tử của người tiêu dùng ngày càng nhiều. Theo đó, kinh doanh linh kiện điện tử cũng có những tiềm năng và khó khăn nhất định. Với bài viết tư vấn về thủ tục thành lập công ty sản xuất linh kiện điện tử dưới đây của Luật sư X chắc chắn sẽ giúp việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT năm 2019 hợp nhất Nghị định về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
  • Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;

Nội dung tư vấn 

1. Khái quát về sản xuất linh kiện điện tử:

Mỗi linh kiện điện tử có những đặc điểm cũng như vai trò riêng biệt khác nhau. Hiện nay trong bất kì hệ thống máy móc nào tại các xí nghiệp hay thậm chí trong hệ thống điện hộ gia đình ta cũng thấy sự có mặt của các linh kiện điện tử này. Theo đó, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất, một linh kiện điện tử là một thành phần điện tử cơ bản và có thể có trong một linh kiện riêng biệt có hai hay nhiều đầu nối điện. Những linh kiện này sẽ được kết nối với nhau, thường là bằng cách hàn vào một bảng mạch in, để tạo ra một mạch điện tử (một mạch riêng biệt) với một chức năng cụ thể (ví dụ như một bộ khuếch đại, máy thu radio, hoặc dao động).

Thống kê của Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công thương cho thấy, trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, các doanh nghiệp nội địa đã đáp ứng 30 – 35% nhu cầu linh kiện đối với điện tử gia dụng, trong khi cung ứng cho các lĩnh vực hạ nguồn khác còn khá thấp: Điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%, điện tử chuyên dùng cho công nghệ cao chỉ đạt 5%, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp điện tử nội địa hiện chỉ là 12%, còn lại là 88% nhập từ nước ngoài, từ nhập linh kiện điện tử cao cấp đến linh kiện cơ khí, nhựa, cao su.
Giá trị tiêu thụ của ngành Linh kiện điện tử trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh khoảng 29% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu linh kiện điện tử ngày càng tăng cao của các tập đoàn điện tử đa quốc gia tại Việt Nam.

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử:

Pháp luật hiện nay cho phép các cá nhân, tổ chức tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, nhưng trong phạm vi ngành, nghề mà luật không cấm, cụ thể tại Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014. Ngoài ra, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà Luật Đầu tư 2014 quy định thì doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề đó thì phải đáp ứng đủ các điều kiện yêu cầu của luật. Tuy nhiên, đối với ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử này không thuộc danh sách 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà Luật Đầu tư 2014 đã quy định. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức có thể tự do, tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất linh kiện điện tử phù hợp với khả năng, nhu cầu của mình.

Bên cạnh đó cần lưu ý quy định về việc bạn có thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam hay không, cụ thể tại Điều 18 Luật doanh nghiệp quy định các các nhân, tổ chức không đuợc tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp như sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
  • Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào Công ty TNHH, công ty hợp danh theo quy định của thành lập doanh nghiệp:
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Bên cạnh đó, trước khi quyết định đầu tư thành lập doanh nghiệp theo hình thức loại hình doanh nghiệp nào, các cá nhân, tổ chức cũng nên cân nhắc thật kỹ trên cơ sở các yếu tố hiện có của mình để đưa ra lựa chọn cho phù hợp nhất. Mỗi loại hình kinh doanh đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Theo đó, các cá nhân, tổ chức có thể tự do lựa chọn các loại hình kinh doanh dưới đây:

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh ngành sản xuất quần áo:

a. Hồ sơ đăng ký kinh doanh:

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Phụ lục I-1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)

2.  Điều lệ công ty

3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân, cụ thể:

  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Căn cứ theo Điều 23  Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì đối với loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì hồ sơ bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Phụ lục I-2 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)

2.  Điều lệ công ty

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sỡ hữu quản lý và hoạt động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp, cụ thể:

Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sỡ hữu quản lý và hoạt động theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.(Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân, cụ thể:

  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

b) Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

  • Căn cứ theo Điều 21 Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Phụ lục I-1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)

2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân, cụ thể:

b.Các bước thực hiện việc đăng ký kinh doanh:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ như nêu trên tùy theo từng loại hình doanh nghiệp và lựa chọn mã ngành, nghề, các bạn có thể tham khảo một số mã ngành, nghề dưới đây:

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

Tên ngành

26

      Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

 

261 2610 26100 Sản xuất linh kiện điện tử

 

264 2640 26400 Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng

 

  2732 27320 Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác

 

  4652 46520 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

 

266 2660 26600 Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố nơi dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho công ty của mình.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương thức sau để thực hiện việc đăng ký:

  • Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)  thông qua 2 cách sau:
  • Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh: Nếu trường hợp anh/chị chưa có tài khoản cthì có thể click vào nút “Tạo tài khoản mới” để đăng ký tài khoản.
  • Sử dụng chữ ký số công cộng: trường hợp này người nộp phải có chữ ký số công cộng.

Sau khi nhận được thông báo về việc hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ và được chấp thuận thay đổi. Doanh nghiệp phải in những giấy tờ đang tồn tại dưới dạng file dữ liệu thành bản cứng. Tiếp đó sẽ đem bộ hồ sơ này tới nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh để nộp.

Bước 3: Khi bạn nộp hồ sơ, cán bộ, nhân viên tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ sau 03 (ba) ngày làm việc, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ: Phòng đăng kí kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp cho bạn và thông báo về cơ quan thuế quản lý.

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Công khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.

Bước 5: Thủ tục sau thành lập công ty.

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp, bạn còn phải thực hiện những thủ tục sau đây để đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty của mình:

  • Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng), mở tài khoản ngân hàng.
  • Thông báo sử dụng mẫu con dấu
  • Thủ tục thuế
    • Nộp thuế môn bài;
    • Kê khai thuế;
  • In và đặt in hóa đơn
  • Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm