Doanh nghiệp của bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn và bạn đang muốn thực hiện thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài tỉnh thành đang đặt trụ sở? Văn phòng đại diện là một lựa chọn phù hợp cho các bạn. Để các bạn doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập văn phòng đại diện, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật Doanh nghiệp năm 2014
-
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
-
Các văn bản pháp luật khác có liên quan
Nội dung tư vấn:
Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Chức năng chính của văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới. Vì vậy, ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại điện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố, ở trong nước hoặc nước ngoài, có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. Văn phòng đại diện được quyền đăng ký con dấu riêng để thuận tiện cho quá trình hoạt động.
1. Về hồ sơ
a) Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, hồ sơ gồm:
- Thông báo thành lập văn phòng đại diện;.
- Quyết định bằng văn bản của Hội đồng thành viên về việc thành lập văn phòng đại diện;
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thành lập văn phòng đại diện;
-
Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện của Hội đồng thành viên;
-
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện (Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu).
b) Đối với công ty TNHH một thành viên, hồ sơ tương tự, trừ Biên bản họp vì công ty TNHH một thành viên không có Hội đồng thành viên, chỉ có một chủ sở hữu:
- Thông báo thành lập văn phòng đại diện;
- Quyết định bằng văn bản của chủ sở hữu công ty về việc thành lập văn phòng đại diện;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện của chủ sở hữu công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện (Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu).
2. Về trình tự, thủ tục
- Nơi nộp hồ sơ: Công ty tiến hành nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện.
- Nhận kết quả: Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số văn phòng đại diện, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
Ngoài ra:
- Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ và không được giải quyết thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ bằng văn bản nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp của bạn lập văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở chính gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Sau khi thành lập văn phòng đại diện thì bạn sẽ cần phải làm thêm một thủ tục, đó là thông báo mẫu dấu của văn phòng đại diện (nếu có).
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn thêm những thông tin bổ ích và cần thiết.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102