Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2021 theo quy định hiện hành

bởi Vudinhha

Thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc nhóm thuế giữa vai trò quan trọng trong việc tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhất là các nước đang phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế thì phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính thu nhập doanh nghiệp 2021 theo quy định mới nhất để quý khách có thể thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ thuế của mình.

Căn cứ pháp lý

Thuế thu nhập là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu vào thu nhập của các tổ chức kinh doanh và thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh.

Đặc điểm thuế thu nhập

  • Xét về mặt tính chất thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế.
  • Đối tượng chịu thuế là thu nhập của các tổ chức kinh doanh và thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh.
  • Người nộp thuế là các tổ chức kinh doanh và các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Ý nghĩa của thuế thu nhập doanh nghiệp là củng cố một phần thu nhập cho ngân sách nhà nước, thực hiện công bằng xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2021

Người nộp thuế

Căn cứ Điều 2 Nghị định số 11/VBHN-BTC năm 2017 có quy định người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các chủ thể sau đây:

Điều 2. Người nộp thuế

a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Chứng khoán; Luật Dầu khí; Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư; Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí; Xí nghiệp liên doanh dầu khí; Công ty điều hành chung;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực;

c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

d) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

e) Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.

Thu nhập chịu thuế

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 11/VBHN-VPQH năm 2014 và Điều 3 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP có quy định về Thu nhập chịu thuế gồm:

  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: là những khoản thu nhập gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế;
  • Thu nhập khác: là những khoản thu nhập không phát sinh từ hoạt động kinh doanh của người nộp thuế mà có được trong quá trình hoạt động của mình.

Chú ý: Trường hợp thu nhập đã được hình thành từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng người nộp thuế chưa hoặc không đăng ký kinh doanh hay chưa đăng ký thuế thì thu nhập phát sinh trong khoảng thời gian diễn ra hoạt động kinh doanh vẫn được xem là thu nhập chịu thuế.

Phương pháp tính thuế

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất

Trong đó:

  • Kỳ tính thuế được xác định theo năm tài chính hoặc năm dương lịch.
  • Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước).
  • Thu nhập chịu thuế =  Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.
  • Doanh thu: Là toàn bộ tiền bán hàng; tiền gia công; tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá; phụ thu; phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng; không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu; quyền sử dụng hàng hóa cho người mua; đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
  • Các khoản chi phí được trừ bao gồm tất cả các khoản chi thỏa mãn 2 điều kiện sau: (a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; (b) Khoản chi có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.
  • Chuyển lỗ: Doanh nghiệp có lỗ được chuyển số lỗ này sang năm sau và được trừ vào thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
  • Thuế suất: Thuế suất phổ thông được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 20%.

Phương pháp tính thuế thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số trường hợp đặc thù

Đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam

Đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú; Hoặc doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế  đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. Theo đó:

Thuế TNDN phải nộp = Tỷ lệ % ấn định x Doanh thu tại Việt Nam

Cụ thể tỷ lệ như sau: Dịch vụ: 5%, riêng dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino: 10%; trường hợp cung ứng dịch vụ có gắn với hàng hóa thì hàng hóa được tính theo tỷ lệ 1%; trường hợp không tách riêng được giá trị hàng hóa với giá trị dịch vụ là 2%;

Cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) là 1%; Tiền bản quyền là 10%; Thuê tàu bay (kể cả thuê động cơ, phụ tùng tàu bay), tàu biển là 2%; Thuê giàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ quy định tại Điểm d Khoản này) là 5%; Lãi tiền vay là 5%; Chuyển nhượng chứng khoán, tái bảo hiểm ra nước ngoài là 0,1%; Dịch vụ tài chính phái sinh là 2%; Xây dựng, vận tải và hoạt động khác là 2%.

Đối với đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp

Nếu hạch toán được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập thì:

Thuế TNDN phải nộp = Tỷ lệ % ấn định x Doanh thu

Cụ thể tỷ lệ như sau: Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay) là 5%; Hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật là 2%; Đối với kinh doanh hàng hóa là 1%; Đối với hoạt động khác là 2%.

Chế độ ưu đãi thuế suất 

  • Ưu đãi về thuế suất: Căn cứ tại Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP có quy định về các trường hợp áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm; các trường hợp áp dụng mức thuế suất chung là 17%, …
  • Ưu đãi về thời gian miễn; giảm thuế: Căn cứ tại Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ;
  • Ưu đãi trích lập quỹ phát triển khoa học; cộng nghệ: Căn cứ tại Điều 18 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP .

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có được uỷ quyền không?

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân khác làm thủ tục nộp thuế thay. Quan hệ này được xem là một giao dịch dân sự trong việc cung cấp dịch vụ thuế. Tuy nhiên, nghĩa vụ thuế vẫn được xác định là nghĩa vụ của chủ thể có thu nhập.

Thu nhập miễn thuế?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì một số thu nhập mang tính kinh doanh của các chủ thể là người nộp thuế thuế thu nhập doanh nghiệp; nhưng cần được hỗ trợ và khuyến khích nên được đưa vào nhóm thu nhập được miễn thuế. Tuy nhiên, chủ thể có các khoản thu nhập miễn thuế vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký; kê khai và thể hiện trong các chứng từ; sổ sách, kế toán.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu vào thu nhập của các tổ chức kinh doanh và thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa; và dịch vụ của các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm