Thế giới ngày càng phẳng, con người hội nhập, doanh nghiệp cũng hội nhập và phát triển cùng nhau không giới hạn vị trí địa lí. Các loại hình công ty ngày càng đa dạng từ hình thức hợp tác kinh doanh đến hình thức sở hữu và sử dụng vốn, tiêu biểu có thể nói đến là các công ty có vốn nước ngoài. Vậy thủ tục thành lập loại hình công ty mang tính chất phạm vi quốc tế ra làm sao? Trong bài này, chúng tôi xin được cung cấp loại hình công ty cụ thể là tư vấn quản lý có vốn nước ngoài. Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Căn cứ:
- Luật đầu tư 2014
Nội dung tư vấn:
1. Thế nào là công ty có vốn nước ngoài?
Pháp luật chưa có định nghĩa cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên ta có thể hiểu đơn giản công ty có vốn nước ngoài là loại mô hình công ty được nhận hỗ trợ kinh phí và sử dụng nguồn tiền từ các hoạt động đầu tư do nước ngoài hỗ trợ.
Nói sơ qua về đầu tư là việc cá nhân, tổ chức có tiềm lực kinh tế tự nguyện chi trả cho các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận trong tương lai. Hiện có thể liệt kê 2 loại hình công ty có vốn nước ngoài sau:
- Công ty do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
- Công ty Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập hoặc mua lại…
2. Thủ tục thành lập công ty tư vấn quản lý có vốn nước ngoài
Nhìn chung, công ty tư vấn quản lý có vốn nước ngoài có thể được thành lập như một doanh nghiệp bình thường tại Việt Nam, chỉ cần thêm một số điều kiện. Bản chất chính vẫn là công ty với chức năng tư vấn quản lý và điểm khác biệt là có vốn nước ngoài. Sau đây là thủ tục thành lập công ty tư vấn quản lý có vốn nước ngoài:
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam đối với cá nhân, tổ chức sở hữu vốn nước ngoài.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân sở hữu vốn nước ngoài (Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức sở hữu vốn nước ngoài).
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
- Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Nhà đầu tư đăng ký đầu tư tại Sở kế hoạch và Đầu tư thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong khoảng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 2: Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh tư vấn quản lý.
Xét về hình thức kinh doanh thì việc đầu tư kinh doanh tư vấn quản lý là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện căn cứ luật đầu tư 2014, bảng Phụ lục 4 số 113 về ngành nghề kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý dự án.
Việc xin giấy đảm bảo cho việc thực thi đúng theo quy định của pháp luật cũng như đảm bảo chất lượng kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Bước 3: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của luật doanh nghiệp với mô hình thích hợp.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Nếu loại hình công ty là cổ phần).
- Danh sách thành viên công ty (Nếu loại hình công ty là TNHH 2 tv trở lên).
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền (với trường hợp doanh nghiệp có thành viên/cổ đông là pháp nhân).
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với cá nhân. (Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với tổ chức.).
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.
- Các văn bản, tài liệu có liên quan khác.
Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Thông báo mẫu con dấu.
Công ty có quyền quyết định mẫu dấu và số lượng con dấu, thực hiện khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Công ty nộp con dấu tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sẽ được xác nhận trong khoảng tối đa 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận con dấu.
Trên đây là các bước cơ bản trong thủ tục thành lập công ty tư vấn quản lý có vốn nước ngoài.
Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102