Thương nhân là gì?

bởi Vương Bùi

Nếu là một người thường xuyên theo dõi và đón đọc những bài viết của Luật sư X, chắc hẳn các bác cũng đã phần nào nắm bắt được những khái niệm và quy định về pháp nhân, các chủ thể kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp,…. Tuy nhiên, có một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu nhưng đá số các bác vẫn còn mù mờ đó là về thương nhân. Vậy pháp luật quy định thế nào về thương nhân, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Khái niệm về thương nhân

Từ rất lâu trong quá khứ, khi con người bắt đầu biết buôn bán, trao đổi hàng hóa thì đã xuất hiện những người thực hiện vai trò là trung gian giữa người sản xuất ra hàng hóa và người sử dụng, tiêu thụ các loại hàng hóa đó. Những người này được gọi chung là các thương gia, thương nhân, nhà buôn, con buôn, lái buôn,….(được gọi chung là thương nhân). Ngày nay, trải qua quá trình phát triển và biến đổi, thực tế chỉ ra rằng những người thực hiện chức năng trung gian này có thể không chỉ đơn thuần là một cá nhân đơn lẻ, mà có thể là những tổ chức có quy mô và hoạt động chuyên nghiệp. Hiện pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về thương nhân tại Điều 6 Luật thương mại 2005 như sau:

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanhTừ quy định nêu trên có thể thấy, pháp luật ngày nay quy định thương nhân không chỉ còn là những cá nhân đơn lẻ như thời sơ khởi nữa, mà thương nhân bao gồm là bao gồm cả các cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế có thực hiện và tham gia hoạt động thương mại một cách thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Tới đây, để làm rõ thế nào là hoạt động thương mại thì dựa trên những quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định như sau:

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.Như vậy có thể xác định, khái niệm thương nhân là những cá nhân, hoặc tổ chức kinh tế có đăng ký kinh doanh và thực hiện một cách thường xuyên các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại nhằm mục đích sinh lời cho bản thân và cho tổ chức mình.

Điều kiện trở thành thương nhân

Căn cứ theo quy định của pháp luật thương mại hiện hành, những điều kiện để trở thành thương nhân bao gồm:

Thứ nhất, điều kiện của chủ thể

Để trở thành thương nhân, phải là những chủ thể có năng lực pháp luật/ năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải có đăng ký kinh doanh. Nếu là trường hợp là cá nhân thì phải là những người có năng lực hành vi dân sự và phải có đăng ký kinh doanh dưới các hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp tư nhân (năng lực pháp luật dân sự). Những trường hợp cụ thể khi cá nhân không đủ điều kiện để trở thành thương nhần đó là:

Còn đối với những chủ thể là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp dựa trên những quy định của pháp luật.

Thứ hai, sự thường xuyên thực hiện hoạt động thương mại

Đây là một trong những điều kiện quan trọng và tiên quyết nhất của một thương nhân. Tính thường xuyên của các hoạt động thương mại được thể hiện thông qua việc chủ thể thực hiện công việc đó trong thời gian dài một cách liên tục. Để xác định tính thường xuyên với các thương nhân là cá nhân thì dựa trên việc các hoạt động thương mại này là công việc chính của các thương nhân và tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho họ. Đối với các tổ chức kinh tế, tính thường xuyên được thể hiện thông qua việc đăng ký ngành nghề trong Giầy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Ví dụ về một trường hợp để làm rõ nội dung nêu trên như sau. Dù là hoạt động mua bán hàng xách tay hiện nay có phần vi phạm pháp luật và hàng hóa nhập từ nước ngoài vào trong nước không chính ngạch. Tuy nhiên do nhu cầu về hàng xách tay là cao nên một số đối tượng vẫn thực hiện hoạt động mua bán này. Những người ở nước ngoài khi có cơ hội về nước vẫn thường mua hàng hóa ngoại về để bán cho những người thân hoặc những người đặt hàng trước đó. Có thể thấy đây cũng là một hoạt động mua bán hàng hóa, tuy nhiên do tần suất thực hiện việc mua bán của những người này không thường xuyên, chỉ một vài lần trong năm, chưa kể tới việc những người này không có đăng ký kinh doanh. Do vậy, đối với những trường hợp này không được xác định có tư cách là thương nhân.

Thứ ba, về hoạt động kinh doanh

Pháp luật quy định thương nhân thực hiện hoạt động thương mại và thu về lợi nhuận thông qua những hoạt động liên quan tới việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư và xúc tiến thương mại. Đây là những hoạt động thương mại tiêu biểu đang được nhiều tổ chức thực hiện trong nền kinh tế thực hiện. Từ đây có thể thấy, phạm vi của hoạt động thương mại tương đối rộng, bao trùm lên hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực đang tồn tại trong xã hội ngày nay. 

Thứ tư, về sự độc lập về mặt pháp lý với các chủ thể khác

Những cá nhân, tổ chức được pháp luật công nhận tư cách thương nhân khi họ tự mình thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập, không phụ thuộc và không thông qua bất cứ chủ thể nào khác. Những thương nhân sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm pháp lý cho những công việc, hoạt động kinh doanh của mình. Ví dụ cụ thể để mọi người dễ hình dung hơn về điều kiện này, anh A là chủ của một công ty TNHH B kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản với quy mô nhỏ, mọi công việc của công ty đều được anh A và người thân mình thực hiện. Lúc này anh A sẽ không được xác định là thương nhân, mà công ty TNHH B thuộc sở hữu của anh A mới được coi là thương nhân. Bởi lẽ, chủ thể thực hiện hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa là công ty TNHH B (đồng thời là một pháp nhân theo quy định pháp luật doanh nghiệp). Trong những trường hợp như vậy, những người như anh A chỉ thường được gọi là doanh nhân.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp tư nhân có phải là thương nhân?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ không phải là thương nhân. Thương nhân tham gia kinh doanh trong trường hợp này là chủ doanh nghiệp tư nhân

Điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân?

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được thành lập hợp pháp
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Các trường hợp chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt nam?

– Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
– Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
– Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;
– Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;
– Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức – Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm