Ý nghĩa của việc nắm giữ tỷ lệ 36%, 51% và 75%

bởi Vudinhha
Sau hơn 3 mùa phát sóng, chương trình Shark Tank luôn được sự đón nhận quan tâm theo dõi của rất đông khán giả, đặc biệt là các bạn trẻ đang ấp ủ tinh thần khởi nghiệp. Thông qua Shark Tank, các Shark nói riêng và chương trình nói chung đã thổi một ngọn lửa, truyền niềm cảm hứng làm dật lên phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam. Tham gia đầu tư cho các start-up, bên cạnh việc cung cấp các nguồn lực của mình như tiền bac, mối quan hệ, sự cố vấn, hệ sinh thái liên quan,…. các Shark còn sở hữu cổ phần để trở thành cổ đông hoặc sở hữu phần vốn góp để trở thành thành viên của công ty. Như Shark Hưng đã từng nói “các Shark chẳng có gì ngoài tiền” vậy vì sao trong quá trình thương thảo đầu tư, chúng ta vẫn thường thấy các Shark liên tục đưa ra các offer thương lượng để nhằm mục đích nắm dù 36%, 51% hoặc 75%. Đây chắc cũng là câu hỏi thắc mắc của rất đông khán giả xem truyền hình. Do vậy, thông qua bài viết này, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề trên.

Căn cứ:

  • Luật doanh nghiệp 2014

Nội dung tư vấn

1. Cổ phần là gì? Phần vốn góp là gì?

Một yếu tố tiến quyết để các công ty có thể được thành lập và hoạt động đó chính là vốn điều lệ. Pháp luật quy định mỗi doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh sẽ phải đăng ký một mức vốn điều lệ cụ thể. Tại khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Tuy nhiên, đối với các loại hình doanh nghiệp có chế độ sở hữu tập thể như công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau. Mỗi phần như vậy sẽ được gọi là cổ phần đối với công ty cổ phần và phần vốn góp đối với công ty TNHH 2 thành viên. Thông qua việc nắm giữ các cổ phần và phần vốn góp các cổ đông/thành viên công ty thể hiện quyền sở hữu của mình đối với công ty. Nhưng vì do có nhiều người đồng sở hữu công ty nên sẽ không có cá nhân nào có thể nắm giữ 100% cổ phần/ phần vốn góp trong công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Mà mỗi cổ đông/thành viên công ty sẽ nắm giữ một tỷ lệ cổ phần/phần vốn góp nhất định. Căn cứ vào các tỷ lệ cổ phần/phần vốn góp nắm giữ thì các cổ đông/thành viên sẽ có những quyền lợi về quyền biểu quyết hoặc được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tương ứng.

Trong các doanh nghiệp có nhiều người đồng sở hữu, việc được ra các quyết định liên quan tới hoạt động của công ty sẽ dựa trên nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Tức mỗi một quyết định quan trọng được đưa ra sẽ cần phải được đưa ra biếu quyết bởi hội đồng thành viên hoặc hội đồng cổ đông của công ty. Chỉ khi có được sự biểu quyết chấp thuận theo một tỷ lệ nhất định thì quyết định đó mới được phê chuẩn và thi hành. Do đó, những cổ đông/thành viên nắm tỷ lệ cổ phần/tỷ lệ phần vốn góp càng cao thì càng có nhiều quyền chi phối đối với công ty. Khi một cổ đông/thành viên nắm giữ tới một tỷ lệ lớn nhất định thì họ có thể phủ quyết hoặc biểu quyết đưa ra các quyết định theo ý chí của mình. Để làm rõ hơn vấn đề, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về cơ chế biểu quyết của công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Ở đây không đề cập đến 3 loại hình doanh nghiệp còn lại bởi lẽ, đối với doanh nghiệp tư nhâncông ty TNHH 1 thành viên thì có cơ chế sở hữu bởi 1 người. Do vậy, chủ sở hữu doanh nghiệp tư vân và công ty TNHH 1 thành viên có thể tự mình đưa ra những quyết định mà không cần phải thông qua bất cứ sự biểu quyết của hội đồng nào cả. Còn đối với công ty hợp danh do có tính chất đối vốn và không được phổ biến tại Việt Nam nên chúng tôi cũng không đề cập tới.

2. Cơ chế biểu quyết của công ty TNHH 2 thành viên

Theo quy định tại Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014 quy định thì công ty TNHH 2 thành viên trở lên có số lượng thành viên ít nhất là 2 người và cố số lượng tối đa là 50 người. Do cơ chế sở hữu tập thể như vậy, các quyết định về hoạt động kinh doanh của công ty được đưa ra dựa trên sự biểu quyết tán thành của các thành viên nắm giữ tỷ lệ phần vốn góp nhất định tham gia cuộc họp hội đồng thành viên. 

Trước hết, cuộc họp hội đồng thành viên được triệu tập lần 1 sẽ bắt buộc phải có sự tham gia của các thành viên nắm giữ ít nhất 65% tỷ lệ phần vốn góp. Nếu không đáp ứng được điều kiện này thì cuộc họp hội đồng thành viên sẽ được triệu tập lần 2 và bắt buộc phải có sự tham gia của các thành viên nắm giữ ít nhất 50% tỷ lệ phần vốn góp. Nếu qua 2 lần vấn chưa thể tổ chức cuộc họp, thì cuộc họp lần 3 sẽ được triệu tập mà không cần phải dựa trên sự có mặt theo tỷ lệ nhất định của các thành viên nữa. Tất nhiên giữa mỗi lần triệu tập sẽ có những thời hạn nhất định theo điều lệ công ty hoặc quy định pháp luật. 

Khi đã cuộc họp cổ đông đã được diễn ra để thì để thông qua các nghị quyết của hội đồng thành viên, tùy theo từng những vấn đề cụ thể thì sẽ cần phải có sự biểu quyết đồng thuận của các cổ đông tham dự cuộc họp theo mức tỷ lệ phần vốn góp nhất định. Các quyết định được chia làm 2 loại đó là quyết định thông thường và quyết định đặc biệt. Đối với các quyết định đặc biệt đó là những quyết định lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 60 Luật doanh nghiệp 2014 như:

  • Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty
  • Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
  • Tổ chức lại, giải thể công ty

Đối với những quyết định đặc biệt nêu trên, để nghị quyết của hội đồng thành viên được thông qua và ban hành áp dụng thì sẽ phải được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành.

Còn đối với các quyết định thông thường được quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật doanh nghiệp 2014 sẽ cần phải ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, bao gồm:

  • Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty quy định tại Điều 25 của Luật này;
  • Quyết định phương hướng phát triển công ty;
  • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  • Tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

Qua đó thấy rằng, nếu trường hợp trong cuộc họp hội đồng thành viên, tỷ lệ tổng số vốn góp của các thành viên phản đổi đối với vấn đề đang được đưa ra biểu quyết lần lượt là 26% và 36% thì nghị quyết của hội đồng thành viên sẽ không được thông qua.

3. Cơ chế biểu quyết của công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 quy định thì công ty cổ phần phải có ít nhất là 3 cổ đông. Cũng tương tự như đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, mọi quyết định quan trọng liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ phải được thông qua sự biểu quyết của hội đồng cổ đông. Quyết định đó phải có được một số lượng biểu quyết tán thành của những cổ đông nắm dữ tỷ lệ cổ phần nhất định tham gia cuộc họp đại hội đồng cổ đông.

Để cuộc họp hội đồng cổ đông được triệu tập thì các bước thủ tục có phần phức tạp hơn đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên bởi lẽ do đặc điểm là số lượng cổ đông của công ty cổ phần có những trường hợp có thể lên tới hàng ngàn người. Trong đó, cổ phần thì có thể chia làm nhiều loại khác nhau khi có những cổ phần không có quyền biểu quyết và có những cổ phần có quyền ưu đãi biểu quyết. Do đó, để cuộc họp được diễn ra thì theo quy định tại Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trong lần triệu tập cuộc họp lần thứ nhất để biểu quyết một vấn đề sẽ được tiến hành khi có sự tham gia của số lượng cổ đông nắm giữ ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết. Nếu trường hợp tỷ lệ này không được đáp ứng, cuộc họp sẽ không thể diễn ra và sau khoảng thời gian là 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần 1 thì cuộc họp lần 2 có thể được triệu tập. Ở lần này, điều kiện để cuộc họp được diễn ra là khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết. Nhưng giả sử trong trường hợp nếu cuộc họp thứ 2 cũng không đáp ứng được điều kiện để tiến hành họp thì sau 20 ngày phiên họp thứ 3 có thể được tiến hành ngay trong mọi trường hợp mà không phụ thuộc vào số lượng cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Khi cuộc họp đã đủ điều kiện để được tiến hành thì nội dung cuộc họp sẽ xoay quanh các nội dung mà đã được nêu trong giấy mời tham dự cuộc họp đại hội cổ đông. Lúc này các vấn đề liên quan có ảnh hưởng quan trọng đối với công ty sẽ được đại hội cổ đông biêu quyết thông qua. Các vấn đề quan trọng đó bao gồm:

  • Sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty;
  • Định hướng phát triển công ty;
  • Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
  • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
  • Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;
  • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  • Tổ chức lại, giải thể công ty.

Tuy nhiên để cụ thẻ hơn, Điều 144 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

Điều 144. Điều kiện để nghị quyết được thông qua

1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:

a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;

e) Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

2. Các nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Như vậy bên cạnh những trường hợp quy định tại khoản 1 sẽ được thông qua khi có ít nhất là 65% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp tán thành, cũng đồng nghĩa với việc nếu trường hợp có 36% tổng số phiếu biêu quyết của các cổ đông dự họp phản đối thì nghị quyết sẽ không được thông qua. Tương tự, với các nghị quyết thuộc trường hợp phải có nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành, nếu tỷ lệ 51% tổng số phiếu biêu quyết phản đối thì nghị quyết cũng không thể được thông qua.

Tuy nhiên, không phải tất cả trong mọi trường hợp các công ty đều áp dụng cơ chế biểu quyết nêu trên. Do pháp luật cho phép các doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh một mức tỷ lệ biểu quyết thích hợp sao cho phù hợp với điều kiện, nhu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể.

4. Từ đó lý giải cho các lựa chọn các mức nắm giữ 36%, 51% và 75% của các Shark trong quá trình thương lượng

Qua các mùa phát sóng thì có thể thấy rằng, các start-up tham gia gọi vốn trên Shark Tank dù có những ý tưởng kinh doanh khá độc đáo tuy nhiên về kỹ năng quản lý, ký năng lãnh đạo hoặc khả năng về tài chính kế toán của các Founder, CEO,… thì đang còn rất nhiều hạn chế. Đôi khi có những người còn ảo tưởng khi quá tự tin vào khả năng của minh dẫn tới việc đưa ra những quyết định có phần chủ quan dẫn tới sự thất bại của các start-up. Trong khi đó, các Shark với vai trò là nhà đầu tư vốn là những người có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, có khả năng định hướng và phát triển doanh nghiệp rất tốt. Do đó, khi các Shark bỏ tiền ra đầu tư ngoài mục đích kiểm soát để không bị mất mát, thua lỗ khoản đầu tư, việc các Shark yêu cầu được nắm giữ các mức tỷ lệ 36%, 51% hoặc thậm chí là 75% còn nhằm mục đích có quyền biểu quyết nhằm phản đối hoặc đưa ra những quyết định trong quá trình hỗ trợ các start-up.

Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Ý nghĩa của việc nắm giữ tỷ lệ 36%, 51% và 75%. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

3/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm