Đất nước ta có bờ biển dài 3200 km vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông, có 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Đây là một trong những yếu tố góp phần cho sự phát triển không ngừng của ngành đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tại nước ta. Điều này đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn gia nhập vào ngành này. Nếu bạn cũng đang dự định kinh doanh lĩnh vực này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây về thủ tục thành lập công ty nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản nhé.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Thủy sản 2017;
- Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
1. Điều kiện thành lập công ty đánh bắt thủy hải sản:
Để thành lập công ty đánh bắt thủy hải sản thì công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải có Giấy phép khai thác thủy sản
- Phải có Giấy phép đăng ký doanh nghiệp
Theo Luật Thủy sản 2017 thì điều kiện để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản gồm:
- Đối với hoạt động đánh bắt thủy sản trong vùng nội địa và vùng biển Việt Nam:
- Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
- Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
- Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
- Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
- Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
- Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Đối với hoạt động đánh bắt thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam:
- Phải có giấy phép khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đối với khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực: điều kiện để được cấp giấy phép
- Được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ có biển cho phép hoặc được tổ chức quản lý nghề cá khu vực cấp hạn ngạch cho Việt Nam;
- Tàu cá có đủ điều kiện hoạt động; đã được đăng ký, có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực ít nhất 06 tháng; có đủ trang thiết bị an toàn cho người và tàu cá; thiết bị giám sát hành trình, thông tin liên lạc phù hợp;
- Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng hoặc chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp; thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có bảo hiểm, hộ chiếu; trên tàu hoặc một nhóm tàu phải có ít nhất một người biết sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu cá đến khai thác; không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện khác theo quy định của tổ chức nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
2. Điều kiện thành lập công ty nuôi trồng thủy hải sản:
Theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP và Luật thủy sản 2017 thì để thành lập công ty nuôi trồng thủy hải sản thì công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản/ Giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực/ Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển tùy thuộc lĩnh vực nuôi trồng mà bạn lựa chọn.
- Phải có Giấy phép đăng ký doanh nghiệp
Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản/ Giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực thì cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
- Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
- Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
- Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực đối với trường hợp xin Giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
Điều kiện để được cấp Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
-
Phải lập dự án nuôi trồng thủy sản
-
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản
3. Trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp nuôi trồng khai thác thủy hải sản theo quy định.
-
Dự thảo điều lệ công ty theo quy định.
-
Tùy theo loại hình doanh nghiệp muốn thành lập, chuẩn bị các giấy tờ sau đây: Danh sách thành viên sáng lập( công ty TNHH 2 thành viên trở lên), Danh sách cổ đông sáng lập (công ty cổ phần)
-
Hồ sơ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn
-
Doanh nghiệp thực hiện góp vốn theo quy định pháp luật, và chuẩn bị hồ sơ thành viên góp vốn như sau: Trường hợp thành viên góp vốn là cá nhân, chuẩn bị: Giấy CMND hoặc hộ chiếu. Trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức, chuẩn bị:Quyết định thành lập công ty của tổ chức kinh tế, Quyết định cử người quản lý, đại diện góp vốn của tổ chức kinh tế, Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), Giấy CMND của người quản lý vốn góp (bản sao).
-
Văn bản ủy quyền (nếu có).
-
Một số văn bản liên quan khác.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tới cơ quan có thẩm quyền
Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc TW nơi công ty đặt trụ sở chính. Có hai hình thức nộp sau:
- Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Nộp hồ sơ và lệ phí trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy đã scan khi nộp qua mạng. Để có thể đăn ký doanh nghiệp trực tuyến thì doanh nghiệp cần phải chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.
Sau khi nộp xong hồ sơ, sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ hẹn thời gian bạn có thể nhận kết quả. Thời gian giải quyết hồ sơ thông thường sẽ là 03 ngày làm việc
Bước 3: Nhận kết quả
Nhận kết quả theo giấy hẹn và sẽ có hai trường hợp xảy ra:
- Hồ sơ hợp lệ: bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế do cơ quan thuế cấp. Sau đó, bạn thực hiện các bước tiếp theo.
- Hồ sơ của bạn không hợp lệ: bạn sẽ nhận được văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận kèm theo hướng dẫn để bạn sửa chữa, bổ sung hồ sơ
4. Những lưu ý sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Các chủ thể cần lưu ý các thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
-
Hoàn tất thủ tục khắc dấu tròn công ty và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.
-
Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
-
Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế nơi công ty đặt trụ sở chính.
-
Đặt (Chữ ký số) khai thuế qua mạng
-
Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
-
Đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp
-
Hoàn tất thủ tục xin đặt in hóa đơn, đặt in hóa đơn, phát hành hóa đơn GTGT.
Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc! Liên hệ tư vấn 0833102102