Cùng với sự ấm lên của thị trường bất động sản, nhiều dự án nhà ở, chung cư được triển khai và mở bán trên khắp cả nước. Do đó, ngành kinh doanh nội thất cũng được theo đó mà được hưởng lây. Do đó, việc sớm triển khai một mô hình kinh doanh trong lĩnh vực đồ nội thất này hứa hẹn sẽ là một khoản đầu tư với mức sinh lời hấp dẫn. Vậy thủ tục để đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực đồ nội thất nào? Rất đơn giản các bác chỉ cần thực hiện theo trình tự các bước sau.
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Quyết định 27/2018/QĐ-TTg
Nội dung tư vấn
1. Lựa chọn mô hình kinh doanh
Đầu tiên, dựa trên nhu cầu cụ thể của từng người, từng nhóm người để lựa chọn các mô hình kinh doanh phù hợp nhất. Việc lựa chọn đúng mô hình kinh doanh là điều vô cùng quan trong, giúp cho việc quản lý được thuận tiện, dễ dàng. Bên cạnh đó, nó còn giảm thiểu việc phát sinh những mâu thuận giữa những người chủ, người quản lý kinh doanh. Đối với việc kinh doanh trong lĩnh vực đồ nội thất, các bác có thể lựa chọn giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh.
Đối với những cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ, có số lao động ít hơn 10 người có thể lựa chọn mô hình hộ kinh doanh để tối đa chi phí. Bởi lẽ, só tiền để đóng các loại phí, thuế hàng năm của hộ kinh doanh ít hơn so với các loại hình doanh nghiệp. Còn nếu cơ sở kinh doanh của các bác có quy mô lớn hơn, phải sử dụng nhiều nhân sự hơn ( >10 người) thì nên lựa chọn đăng ký kinh doanh với tư cách là các doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… để phù hợp với pháp luật.
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nội thất
Do ngành kinh doanh nội thất là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Do đó, việc đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề này khá đơn giản.
Đối với việc thành lập hộ kinh doanh:
Căn cứ theo Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ gia đình trong ngành nội thất bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp (Có thể là sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn)
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh
Các bước thực hiện việc đăng ký kinh doanh
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ
Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn nộp tại bộ phận một cửa của UBND cấp quận/huyện hoặc nộp online theo hệ thống dịch vụ công. Cụ thể là bộ phận một cửa của Phòng Tài chính Kế hoạch trực thuộc UBND cấp quận huyện nơi hộ kinh doanh dự kiến thành lập
Bước 3: Nhận kết quả
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ sau 03 (ba) ngày làm việc, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
Đối với việc thành lập các loại hình doanh nghiệp:
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Phụ lục I-1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Còn đối với loại hình công ty TNHH một thành viên thì hồ sở bao gồm hầu hết các loại giấy tờ nêu trên, riêng cần lược bỏ trong hồ sơ văn bản thuộc mục 3 nêu trên. Bên cạnh đó, nếu người thành lập công ty TNHH một thành viên là tổ chức thì cần bổ sung văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối.
Các bước thực hiện việc đăng ký kinh doanh
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ
Bước 2: Bạn nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố nới bạn dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho Công ty của mình.
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ, đó là:
- Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, tại Hà Nội hiện nay phương thức này đã không còn được áp dụng.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Địa chỉ tại: https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ sau 03 (ba) ngày làm việc, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
3. Lựa chọn mã ngành để đăng ký kinh doanh
Khi điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, có một điều các bác cần hết sức lưu ý đó là mã ngành đăng ký kinh doanh. Căn cứ theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống kinh tế Việt Nam, các bác có thể lựa chọn đăng ký các mã ngành để phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực tế của các bác như sau:
4759: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng: – Bán lẻ giường, tủ, bàn, ghế và đồ dùng nội thất tương tự; – Bán lẻ đèn và bộ đèn; – Bán lẻ dụng cụ gia đình và dao kéo, dụng cụ cắt, gọt; hàng gốm, sứ, hàng thủy tinh; – Bán lẻ sản phẩm bằng gỗ, lie, hàng đan lát bằng tre, song, mây và vật liệu tết bện; – Bán lẻ thiết bị gia dụng; – Bán lẻ nhạc cụ; – Bán lẻ thiết bị hệ thống an ninh như thiết bị khoá, két sắt… không đi kèm dịch vụ lắp đặt hoặc bảo dưỡng; – Bán lẻ thiết bị và hàng gia dụng khác chưa được phân vào đâu. Loại trừ: Bán lẻ đồ cổ được phân vào nhóm 47749 (Bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh). 47591: Bán lẻ đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện trong các cửa hàng chuyên doanh Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng: – Bán lẻ đồ điện gia dụng: nồi cơm điện, ấm đun điện, phích điện, quạt, tủ lạnh, máy giặt…; – Bán lẻ đèn và bộ đèn điện. 47592: Bán lẻ giường, tủ, bàn, ghế và đồ dùng nội thất tương tự trong các cửa hàng chuyên doanh Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng: – Bán lẻ giường, tủ, bàn, ghế bằng mọi loại vật liệu; – Bán lẻ đồ dùng nội thất tương tự: Kệ, giá sách… 47593: Bán lẻ đồ dùng gia đình bằng gốm, sứ, thủy tinh trong các cửa hàng chuyên doanh Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng: – Bán lẻ đồ dùng gia đình bằng gốm, sứ; – Bán lẻ đồ dùng gia đình bằng thủy tinh. Loại trừ: Bán lẻ hàng gốm, sứ, thủy tinh là đồ cổ được phân vào nhóm 47749 (Bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh). 47594: Bán lẻ nhạc cụ trong các cửa hàng chuyên doanh Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng: – Bán lẻ nhạc cụ: Đàn, kèn, trống… 47599: Bán lẻ đồ dùng gia đình khác còn lại chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng: – Bán lẻ đồ dùng gia đình khác bằng gỗ, song mây, tre, cói đan; – Bán lẻ dao, kéo, dụng cụ cắt gọt, đồ dùng nhà bếp; – Bán lẻ thiết bị hệ thống an ninh như thiết bị khoá, két sắt… không đi kèm dịch vụ lắp đặt hoặc bảo dưỡng; – Bán lẻ thiết bị và hàng gia dụng khác chưa được phân vào đâu. |
Hy vọng bài viết có ích đối với các bác đang có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh đồ nội thất
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102