Sự khác nhau giữa công ty TNHH và công ty cổ phần

bởi Vudinhha

Công ty TNHH và Công ty cổ phần là hai trong số bốn loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép thành lập tại Việt Nam hiện nay. Cả hai loại công ty này đều thuộc hình thức công ty đối vốn nhưng vẫn có những điểm khác biệt cùng với ưu nhược điểm riêng. Bài viết dưới dây sẽ giúp bạn nhận biết một số điểm khác nhau giữa Công ty TNHH và Công ty cổ phần.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Công ty TNHH và Công ty cổ phần đều có những điểm chung như: có tư cách pháp nhân, các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty, số lượng thành viên công ty lớn. Bên cạnh đó, hai loại công ty này vẫn có những điểm khác biệt rõ rệ t như sau:

    

Tiêu chí

Công ty TNHH

Công ty cổ phần

Cơ sở pháp lý

Từ Điều 47 đến Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2014

Từ Điều 110 đến Điều 171 Luật Doanh nghiệp 2014

Số lượng thành viên

– Từ 01 đến 50 thành viên:

+ Dưới 2 dạng Công ty TNHH 1 thành viênCông ty TNHH 2 thành viên trở lên.

– Từ 03 thành viên trở lên và không giới hạn số lượng thành viên tối đa.

Vốn điều lệ

– Là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

– Không chia thành các phần bằng nhau.

– Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.

– Được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Góp vốn

– Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn quy định. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.

– Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Cách thức huy động vốn

– Không được quyền phát hành cổ phần.

– Được quyền chào bán cổ phần để huy động vốn.

Chuyển nhượng vốn góp

– Điều kiện chuyển nhượng vốn nghiêm ngặt:

  • Ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên trong công ty.
  • Trương hợp các thành viên công ty không mua hoặc không mua hết: chuyển nhượng cho người không là thành viên công ty với cùng điều kiện đã chào bán phần vốn góp đối với các thành viên công ty.

– Được tự do chuyển nhượng ngoại trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập cho người không là cổ đông sáng lập trong vòng 03 năm đầu thành lập công ty.

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

– Mô hình tổ chức đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát.

– Mô hình tổ chức đối với Công ty TNHH 1 thành viên: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Có hai mô hình tổ chức:

1. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

2. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty

– Hội đồng thành viên

– Đại hội đồng cổ đông

Ưu điểm

– Số lượng thành viên không nhiều nên việc quản lý công ty có phần chặt chẽ và dễ hàng hơn.

– Kiểm soát được khả năng ảnh hưởng của người lạ do điều kiện chuyển nhượng vốn góp chặt chẽ.

– Huy động vốn dễ dàng, thu hút nhiều nhà đầu tư tiềm năng.

Nhược điểm

– Khả năng huy động vốn bị hạn chế.

– Việc quản lý điều hành công ty phức tạp do số lượng thành viên lớn.

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm