Dịch vụ sang tên sổ hồng tại Hà Nội

bởi Luật Sư X
dịch vụ sang tên sổ đỏ, sang tên sổ hồng, nhà chung cư

Xã hội ngày càng phát triển, các giao dịch dân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai cũng theo đó mà gia tăng vượt bậc về số lượng. Hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất vẫn luôn diễn ra sôi nổi trên thị trường. Việc người mua và người bán nắm rõ quy trình mua bán và chuyển nhượng sẽ giúp giao dịch diễn ra thuận lợi hơn, tránh được những tranh chấp, mâu thuẫn về sau này.

Không thể phủ nhận rằng, thủ tục sang tên sổ hồng là tương đối phức tạp và dễ hàm chứa yếu tố gian dối của các bên nếu bên thực hiện giao dịch không có sự cẩn trọng nhất định. Thấu hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, Luật sư X xin hân hạnh giới thiệu tới quý khách hàng dịch vụ sang tên sổ hồng tại Hà Nội.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Đất đai năm 2013
  • Luật Công chứng 2014
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung các Nghị định hướng dẫn Luật đất đai. 
  • Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ 

Căn cứ pháp lý

Sổ hồng là gì?

Trên thực tế sổ đỏ, sổ hồng không phải là loại giấy tờ được pháp luật quy định. Đây chỉ là tên gọi do người dân dựa trên màu sắc của mỗi loại giấy để “điểm tên”, nhằm mục đích ngắn gọn, dễ hiểu, lại có thể dựa vào màu sắc để phân biệt rõ ràng các loại giấy tờ. 

Cụ thể:

  • Sổ đỏ  là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, bìa có màu đỏ, với nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất (có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng…) nên mẫu này có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.  Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

Điều 3.

6.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

  • Sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng với nội dung là ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”

Thống nhất loại Giấy chứng nhận

Điều 97 Luật Đất đai 2013 đã có quy định như sau:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Theo đó, sổ đỏ hay sổ hồng đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyền sở hữu nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cả hai loại giấy tờ này đều có giá trị pháp lí như nhau. 

Sang tên sổ hồng là gì?

Sang tên sổ hồng hay còn gọi thủ tục chuyển quyền sử dụng đất hoặc gọi là thủ tục sang tên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản về mặt pháp luật đất đai, công chứng. Sang tên sổ đỏ là việc làm quan trọng đối với người mua nhà, để mua nhà nhanh chóng đòi hỏi người mua cần tuân thủ đầy đủ những quy định để đạt được mục tiêu tốt nhất. Tùy vào từng loại tài sản sở hữu mà lại có những quy trình sang tên sổ đỏ, sang tên sổ hồng khác biệt, cụ thể:

  • Sang tên Căn hộ chung cư;
  • Sang tên Nhà tập thể;
  • Sang tên Nhà đất riêng biệt;
  • Sang tên Nhà liền kề;
  • Sang tên Nhà Biệt thự (Biệt thự sân vườn, biệt thự liền kế, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, biệt thự tứ lập);
  • Sang tên đất nông nghiệp, đất trồng trọt, đất thuê trả tiền một lần;
  • Chuyển nhượng Đất phi nông nghiệp…đã được cấp sổ đỏ.
  • Chuyển nhượng Đất kho bãi

Pháp luật luôn quy định rõ ràng trường hợp được và không được sang tên sổ đỏ, điều kiện sang tên hợp pháp là gì. Theo quyd dịnh tại điều 188 Luật Đất đai 2013, chủ thể có quyền sang tên sổ hồng khi đáp ứng đủ bốn điều kiện sau đây: 

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sổ hồng  là một trong những điều kiện bắt buộc phải có khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, pháp luật còn quy định hai trường hợp người sử dụng đất không cần có sổ hồng mà vẫn được thực hiện quyền chuyển nhượng.
    • Trường hợp 1: Nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013.
      • Khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng khi có Sổ đỏ hoặc đủ điều kiện để cấp Sổ đỏ.
      • Theo đó, người nhận thừa kế được phép chuyển nhượng thửa đất được thừa kế ngay cả khi không có Sổ đỏ, mà chỉ cần đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.
    • Trường hợp 2: Theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013: Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp Sổ đỏ nhưng được chuyển nhượng, tặng cho.
  • Đất không có tranh chấp: Đất đang có tranh chấp  là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân khác, với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Ai phải thực hiện sang tên sổ hồng tại Hà Nội?

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về nội dung này. Tuy nhiên, khi các bên lập hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực và có hiệu lực thì theo hợp đồng các bên có nghĩa vụ chính như sau:

  • Bên chuyển nhượng (sau đây gọi là bên bán) có nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng. Quyền sử dụng đất được ghi nhận trong sổ hồng. Do đó, bên bán  khi bán phải thực hiện sang tên sổ hồng cho bên mua);
  • Bên nhận chuyển nhượng (sau đây gọi là bên mua) có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán.
  • Ngoài ra, trong hợp đồng các bên được phép thỏa thuận ai là người thực hiện việc sang tên sổ hồng. 

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng tại Hà Nội. 

Thủ tục làm sổ hồng tại Hà Nội được tiến hành thông qua bốn bước cơ bản như sau:

Bước 1: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng.

  • Hợp đồng chuyển nhượng sổ đỏ theo các hình thức như mua bán, tặng cho, thừa kế,… sẽ được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng. Theo Luật Đất đai 2013, Luật Công chứng  2014  thì  các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất do các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có đất công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất chứng thực. Theo đó, tại Hà Nội, các bên tham gia hợp đồng chuyển  nhượng quyền sử dụng đất có thể đến công chứng  tại các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên đại bàn Hà Nội hoặc được chứng thực tại Ủy ban nhân dân phường nơi có đất.
  • Các bạn có thể tham khảo một số địa chỉ của tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội tại đây: 
    • Văn phòng công chứng Hà Nội, Địa chỉ: Biệt thự 238 Hoàng Ngân, Khu đô thị Trung Hòa, Nhân chính, Hà Nội
    • Văn phòng Công chứng Đông Đô Số 101 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội.
    • Văn phòng công chứng Thăng Long 196 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • Văn phòng công chứng  Đại Việt, Số 28 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
  • Trong vòng 10 ngày kể từ ngày lập Hợp đồng công chứng, người có nhu cầu công chứng phải nộp Lệ phí trước bạthuế thu nhập cá nhân. Nếu quá thời gian trên sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính tại UBND cấp quận/huyện nơi có đất.

  • Hồ sơ bao gồm:
    • Hợp đồng công chứng đã lập;
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất 
    •  Chứng minh nhân dân
    • Sổ hộ khẩu của các bên;
    • Đơn đăng ký biến động đất đai/tài sản gắn liền với đất theo mẫu (01 bản chính – Kê khai theo mẫu);
    • Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);
    • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);
    • Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp (02 bản chính – kê khai theo mẫu) hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp.
    • Sơ đồ vị trí thửa đất (01 bản chính – Kê khai theo mẫu).
  • Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tài nguyên Môi trường luân chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để ra thông báo thuế. Thời gian có thông báo thuế là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 3: Tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ tại UBND quận/huyện nơi có đất.

  • Hồ sơ bao gồm
    •  Đơn đề nghị đăng ký biến động
    •  Hợp đồng công chứng đã được lập;
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ);
    • Giấy nộp tiền vào nhân sách nhà nước
    •  Sổ hộ khẩu của chủ sở hữu mới.
  • Thuế, phí phải nộp khi thực hiện thủ tục sang tên sổ hồng tại Hà Nội bao gồm: 
    • Phí công chứng hợp đồng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
    • Thuế thu nhập cá nhân phải đóng là 2% đối với trường hợp mua bán, chuyển nhượng nhà đất 
    • Lệ phí trước bạ sang tên nhà đất (Điều 2 Thông tư 301/2016/TT-BTC Bộ tài chính).
    • Lệ phí thẩm định 0,15% giá trị Bất động sản

Bước 4: Nhận kết quả là sổ hồng mới.

Căn cứ vào phiếu hẹn trả kết quả, bạn đến đến cơ quan thuế của quận huyện trên địa bàn Hà Nội để nhận thông báo thuế, đi nộp thuế và đem biên lai đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến Bộ phận một cửa để nhận kết quả là Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay còn gọi là sổ hồng.

Các bạn có thể tham khảo một số đại chỉ cơ quan thuế của các quận trên địa bàn Hà Nội như sau:

  • Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm Số 1 phố Hàng Buồm – Hoàn Kiếm – Hà Nội; Bộ phận một cửa Số 885 Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Chi cục Thuế quận Ba Đình  Số 20 phố Cao Bá Quát – Ba Đình – Hà Nội;  Bộ phận một cửa  Số 9 Nguyên Hồng – Ba Đình – Hà Nội
  • Chi cục Thuế quận Đống Đa Bộ phận một cửa  Số 185 Đặng Tiến Đông (Mới chuyển ra địa điểm này)
  • Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng Số 14 phố Đoàn Trân Nghiệp – Hai Bà Trưng – Hà Nội; Bộ phận một cửa Số 101 Mai Hắc Đế
  • Chi cục Thuế quận Thanh Xuân Khu Liên cơ Trung Hoà, Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội; Bộ phận một cửa  Khu Liên cơ Trung Hoà, Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội;
  • Chi cục Thuế quận Cầu Giấy Số 68 phố Nguyên Phong Sắc – Cầu Giấy – Hà Nội; Bộ phận một cửa Số 68 phố Nguyên Phong Sắc – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi cục Thuế quận Tây Hồ  Ngõ 699 Lạc Long Quân.

5. Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ  sang tên sổ hồng tại Hà Nội của Luật sư X?

Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, giao dịch dân sự nói chung, đặc biệt là những giao dịch liên quan đến đất đai trên địa bàn Hà Nội thường rất phức tạp, rắc rối. Việc cá nhân tự mình thực hiện các thủ tục hành chính rườm rà mà không nắm rõ các quy định của pháp luật sẽ dẫn đến hậu quả là quyền và nghĩa vụ của các bên không được xác định rõ, nhiều trường hợp dẫn đến tranh chấp sau này. Chúng tôi, với đội ngũ Luật sư được đào tạo bài bản, chuyên sâu về pháp luật, có kỹ năng hành nghề và giàu kinh nghiệm, thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều tình huống thực tế phát sinh trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt trong quá trình thực hiện việc sang tên sổ hồng cho hàng nghìn khách hàng, tự tin có thể đồng hành và tư vấn cho quý vị xuyên suốt các giai đoạn trong quá trình sang tên sổ hồng và thay mặt quý vị thực hiện các thủ tục sang tên sổ hồng. Đảm bảo việc sổ hồng được sang tên một cách hợp lí, hợp pháp, đúng thời hạn pháp luật quy định.

Thứ hai, chi phí hợp lý: Luật sư X luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với điều kiện và mong muốn của khách hàng.

Thứ ba, tiết kiệm thời gian: Thời gian là vô giá, với kinh nghiệm dày dặn qua quá trình thực hiện sang tên sổ hồng tại Hà Nội cho các quý khách hàng, chúng tôi  tự tin có thể hoàn thành việc sang tên trong một thời gian ngắn nhất. 

Thứ tư, đảm bảo về sự bảo mật thông tin khách hàng. Thông tin được coi là dữ liệu vô cùng quan trọng đối với mọi tổ chức hay cá nhân. Để có được thông tin, dữ liệu đó, người dùng phải đánh đổi bằng nhiều thứ. Vì vậy, bảo mật thông tin là điều vô cùng quan trọng. Những thông tin bị đánh cắp có thể dẫn đến những rủi ro vô cùng nghiêm trọng đối với các khách hàng. Luật sư X cam kết mọi thông tin của khách hàng cung cấp trong quá trình thực hiện thủ tục sang tên sổ hồng tại Hà Nội (thông tin địa chỉ cá nhân, tài khoản liên lạc hay những nọi dung tối cơ bản khác) đều được bảo mật  tuyệt đối. 

6. Dịch vụ sang tên sổ hồng tại Hà Nội của Luật sư X.

Luật sư tư vấn các thủ tục pháp lý phục vụ việc sang tên sổ hồng tại Hà Nội cho quý khách hàng, giải đáp những thắc mắc về thủ tục hành chính cho khách hàng.

  • Tư vấn về giao dịch, đàm phán hợp đồng mua bán nhà đất
  • Tương tác để đưa ra những điều khoản pháp lý hợp lý trong hợp đồng.
  • Giúp quý khách hàng nắm được quy định pháp luật hiện hành trong mua bán, giao dịch và quy trình thực tế tại các văn phòng công chứng, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội.
  • Tư vấn toàn bộ các loại thuế phí khách hàng phải nộp khi mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà đất;
  • Tư vấn các trường hợp khách hàng được miễn các loại thuế, phí và cách giảm thuế.
  • Tư vấn cho khách hàng về vấn đề đặt cọc khi sang tên sổ hồng tại Hà Nội.
  • Luật sư giúp khách hàng chuẩn bị các giấy tờ liên quan để công chứng giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
    • Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký tuy nhiên trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay)
    • Tờ khai lệ phí trước bạ (01 bản do bên mua ký)
    • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (01 bản do bên bán ký. Riêng trường hợp cho tặng 04 bản).
    • Sơ đồ vị trí thửa đất
    • Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có xác nhận của phường/xã nơi có đất
    • Hợp đồng công chứng đã lập (03 bản chính)
    • Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện sang tên sổ đỏ thì phải lập Giấy ủy quyền có công chứng 02 bản chính.
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản gốc và 02 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
    • Giấy chứng minh nhân dân
    • Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

Luật sư giúp khách hàng kê khai thuế, đại diện khách hàng thanh toán những khoản thuế phí phát sinh và sau đó nhận kết quả, bàn giao cho khách hàng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mới). Theo đó, Luật sư X sẽ hỗ trợ và bàn giao tới tận tay quý khách để hoàn thiện dịch vụ pháp lý của mình. 

Quý khách vui lòng liên lạc theo số máy: 0833.102.102 để được về hỗ trợ dịch vụ:

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm