Thủ tục thành lập công ty sản xuất khóa các loại

bởi Vudinhha

Bạn muốn thành lập công ty sản xuất khóa các loại, vậy quy trình thủ tục như thế nào. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ trình bày các khía cạnh pháp lý liên quan đến các thủ tục mà công ty sản xuất khóa phải thực hiện từ khâu thành lập ban đầu đến khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Tìm kiếm mặt bằng văn phòng, nhà xưởng để tiến hành hoạt động kinh doanh

 Khi tiến hành tìm kiếm mặt bằng để thành lập công ty ta cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Địa chỉ đó có thành lập được văn phòng công ty hay không? Địa chỉ đó có thành lập được xưởng sản xuất khóa ở đó luôn hay không ? Công ty cần phải xem quy hoạch liên quan đến địa chỉ đó và doanh nghiệp phải liên hệ các đơn vị tư vấn để được nắm trước, tránh trường hợp sau khi ký xong hợp đồng đặt cọc/ thuê lại không được cấp giấy phép.
  • Xem xét hồ sơ pháp lý của văn phòng, xưởng sản xuất khóa và xem xét tính hợp pháp của hợp đồng thuê. Thông thường,  là phải xem toàn bộ xem giấy tờ có hợp pháp và có quyền cho thuê hay không ?
  • Cân nhắc kỹ lưỡng các thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc, hợp đồng thuê văn phòng, xưởng sản xuất khóa.

2. Hồ sơ trình tự, thủ tục thành lập công ty sản xuất khóa các loại.

 Thủ tục thành lập công ty sản xuất khóa các loại được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty sản xuất khóa các loại.

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh thành lập công ty sản xuất khóa các loại làm theo quy định;
  • Dự thảo điều lệ công ty   sản xuất khóa các loại theo quy định;
  • Tùy theo loại hình doanh nghiệp muốn thành lập, chuẩn bị các giấy tờ sau đây: Nếu thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì chuẩn bị: Danh sách thành viên sáng lập. Nếu thành lập công ty cổ phần thì chuẩn bị: Danh sách cổ đông sáng lập;
  • Hồ sơ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn;
  • Doanh nghiệp thực hiện góp vốn theo quy định pháp luật, và chuẩn bị hồ sơ thành viên góp vốn như sau: Trường hợp thành viên góp vốn là cá nhân, chuẩn bị: Giấy CMND hoặc hộ chiếu. Trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức, chuẩn bị:Quyết định thành lập công ty của tổ chức kinh tế, Quyết định cử người quản lý, đại diện góp vốn của tổ chức kinh tế, Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), Giấy CMND của người quản lý vốn góp (bản sao).

Lưu ý: cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn là người nước ngoài thì toàn bộ giấy tờ, hồ sơ liên quan phải được dịch sang tiếng Việt và công chứng theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền

Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc TW nơi công ty đặt trụ sở chính.

Bước 3: Xem xét, giải quyết hồ sơ

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi trong thời hạn nhất định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận kết quả

Nhận kết quả theo giấy hẹn.

*Những lưu ý sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Các chủ thể cần lưu ý các thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Hoàn tất thủ tục khắc dấu tròn công ty và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia;
  • Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế nơi công ty đặt trụ sở chính;
  • Đặt (Chữ ký số) khai thuế qua mạng;
  • Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp;
  • Đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp;
  • Hoàn tất thủ tục xin đặt in hóa đơn, đặt in hóa đơn, phát hành hóa đơn GTGT.

3. Một số lưu ý khi đưa sản phẩm ra thị trường.

3.1. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

xu hướng người tiêu dùng thường lựa chọn các sản phẩm khóa có thương hiệu (nhãn hiệu) rõ ràng. Để có được chỗ đứng trên thị trường thì các cơ sở sản xuất cũng như kinh doanh cần phải đăng ký cho sản phẩm khóa của mình một nhãn hiệu độc quyền. Khi công ty tiến hành sản xuất khóa các loại để bảo hộ quyền cũng như lợi ích của mình để trành những rủi ro như:

– Khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty không thể phân biệt được sản phẩm của công ty cung cấp với các công ty khách cung cấp sản phẩm cùng loại trên thị trường;

– Là điểm yếu để đối thủ cạnh tranh đánh vào nhằm mục đích xâm phạm quyền và lợi ích;

– Có thể bị khởi kiện nếu đối thủ cạnh tranh tố cáo hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu chưa đăng ký.

Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể ủy quyền thông qua đại diện. Đồng thời khi nộp đơn đăng ký, khách hàng tiến hành nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và lấy chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu để nộp kèm với hồ sơ.

Kèm theo đơn đăng ký nhãn hiệu, khách hàng cần cung cấp đầy đủ các tài liệu sau:

Danh mục sản phẩm đồ nội thất dự định đăng ký nhãn hiệu;

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

ủy quyền cho Luật sư X  nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);

Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn bao gồm: các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm; phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;… Trường hợp đơn đang ký hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sỏ hữu công nghiệp. Trường hợp đơn đăng ký thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối nêu rõ lý do.

Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung

Đơn đăng ký nhãn hiệu được công nhận là hợp lệ thì sẽ được công bố đông thời cũng được thẩm định nội dung. Mục đích của thẩm định nội dung là để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung từ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.

Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ

Đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại Khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Thời gian cấp văn bằng là 02-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

3.2. Đăng kí mã vạch hàng hóa.

Để thuận tiện cho việc lưu thông sản phẩm trên thị trường nội địa và quốc tế, Quý doanh nghiệp cần xin mã vạch hàng hóa cho các sản phẩm của công ty nhằm mục đích nhận diện thương hiệu, quản lý sản phẩm và thuận tiện cho việc thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.

Trên đây là bài viết chi tiết của Luật sư X về thủ tục thành lập công ty sản xuất khóa các loại.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệpViệt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm