Khai khống vốn điều lệ có được không?

bởi Quỳnh

Một trong những vấn đề thành lập doanh nghiệp mà chúng ta quan tâm thường là vốn điều lệ, có rất nhiều doanh nghiệp thường kê khai vốn điều lệ không chính xác hay còn gọi là “khai khống vốn điều lệ”. Việc khai khống vốn điều lệ có vi phạm pháp luật hay không và hậu quả pháp lý sẽ như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020: 

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty; chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; thành lập công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Thành viên, cổ đông của công ty có thể góp vốn bằng tài sản bao gồm: tiền, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng…; ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông có 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCN DKDN); để góp đủ phần vốn góp đã cam kết góp trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Như vậy, ở mỗi doanh nghiệp với các mô hình khác nhau; thì việc đầu tư vốn điều lệ là khác nhau cũng như trách nhiệm pháp lý liên quan đến vốn điều lệ cũng không giống nhau. Sẽ có hai loại trách nhiệm đối với vốn điều lệ hiện nay: Trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn.

Tham khảo bài viết: Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Khai khống vốn điều lệ có được hay không?

Nhìn chung việc khai khống vốn điều lệ không còn là trường hợp xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay; tuy nhiên pháp luật cũng có quy định nghiêm cấm các trường hợp không trung thực; cụ thể theo khoản 5 Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020:

“5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.”

Việc khai khống vốn điều lệ sẽ vi phạm pháp luật. Như vậy việc kê khai trung thực vốn điều lệ cũng là trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó hành vi này cũng sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 3, 5 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP:

“Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

c) Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ; tỷ lệ phần vốn góp; cổ phần của các thành viên; cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

Theo các quy định nêu trên thì; việc công ty khai khống vốn điều lệ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Doanh nghiệp 2020. Khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra hành vi này; công ty sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra; doanh nghiệp buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm.

Thực tế kê khai vốn điều lệ

Trở lại định nghĩa thì vốn điều lệ là tài sản, tiền mà các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vào công ty. Thời gian để các thành viên góp vốn vào công ty là do các thành viên tự thỏa thuận; nhưng không được vượt quá 90 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trên thực tế; đây là nghĩa vụ kê khai và tự kiểm soát của doanh nghiệp; nếu sau 90 ngày doanh nghiệp không thực hiện góp vốn đủ như cam kết sẽ phải thực hiện thủ tục giảm vốn theo quy định của pháp luật:

Các cơ quan nhà nước, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có không có trách nhiệm thực hiện kiểm tra hay đối soát số vốn mà doanh nghiệp đã tự kê khai. Vì vậy thường xảy ra trường hợp doanh nghiệp kê khai vượt quá con số thực tế. Việc kê khai số vốn điều lệ lớn đôi khi giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn khi ký hợp đồng; làm việc với đối tác hay kinh doanh đầu tư nước ngoài.  

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

https://youtu.be/6nffcBSbOv0

Câu hỏi thường gặp

Vốn điều lệ của hộ kinh doanh là bao nhiêu?

Hiện nay, pháp luật không quy định về số vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa mà mà hộ kinh doanh phải đăng ký. Việc đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của chủ hộ. Vốn điều lệ nên đăng ký ở mức vừa phải phù hợp với khả năng tài chính của hộ.

Có được thay đổi vốn điều lệ trong quá trình hoạt động không?

Sau khi thành lập doanh nghiệp và hoạt động; tùy vào nhu cầu, khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp; thì doanh nghiệp có thể tăng, giảm vốn điều lệ cho phù hợp.

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là một điều kiện về mức vốn mà pháp luật quy định cho doanh nghiệp phải có trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh. Mức vốn điều kiện này sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định căn cứ vào tính chất, mức độ rủi ro của ngành nghề kinh doanh mà cơ quan có thẩm quyền ấn định mức vốn pháp định cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm