Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại huyện Gia Lâm

bởi Vudinhha

Với sự thay đổi quá nhanh của nền kinh tế thị trường có nhiều biến động thì chỉ những doanh nghiệp có khả năng quản lý cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt mới trụ vững trên thị trường. Do đó, việc giải thể khi không còn khả năng hoạt động nữa là một quyết định sáng suốt. Tại Gia Lâm, Hà Nội, dù đang là huyện dang nỗ lực phấn đấu trở thành quận trong 2020 đi nữa thì việc có doanh nghiệp giải thể cũng là ddieuf không thẻ tránh khỏi. Vậy quy trình, thủ tục giải thể ở đây như thế nào, làm thế nào để tiết kiệm thời gian và chi phí cho thủ tục này? Hãy đến với Luật sư X, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục giải thể doanh nghiệp nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Giải thể doanh nghiệp là gì?

Luật Doanh nghiệp 2014 không đưa ra khái niệm giải thể doanh nghiệp là gì. Tuy nhiên, qua thực tiễn thì có thể hiểu: 

Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu mà các thương nhân khi kinh doanh đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật.

Thủ tục này khác với tạm ngừng kinh doanh ở chỗ, nếu tạm ngừng kinh doanh đơn giản là việc “nghỉ ngơi” một thời gian rồi tiếp tục hoạt động tiếp, hết thời hạn “nghỉ ngơi” tối đa mà pháp luật cho phép, doanh nghiệp không tiếp tục hoạt động thì phải tiến hành giải thể hoặc chuyển nhượng, còn sau khi giải thể doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh và tư cách pháp lý.

Mặc dù giải thể doanh nghiệp là quyền của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp muốn thực hiện quyền này thì phải đáp ứng các yêu cầu của luật định. Cụ thể ra sao, mời bạn theo dõi phần sau của bài viết này.

2. Thực trạng giải thể doanh nghiệp tại huyện Gia Lâm:

Hiện nay, có khoảng 4950 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Gia Lâm. Nếu năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể/doanh nghiệp mới là 40-45% thì đến năm 2018, con số này đã lên đến khoảng 70%. Đây là một hồi chuông báo động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng và cả nước nói chung. Theo phân tích, số lượng lớn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng.

3. Các trường hợp và điều kiện tiến hành giải thể doanh nghiệp:

Thực tế cho thấy có nhiều người thành lập công ty và sau đó, cho dù công ty dù không hoạt động nữa nhưng không có thông báo tạm ngừng hoạt động, không giải thể doanh nghiệp do ngại thủ tục và hồ sơ phức tạp, tốn nhiều thời gian… Việc này khiến cho công tác quản lý doanh nghiệp của nhà nước gặp khó khăn và các chủ sở hữu cũng thiệt hại về tài sản ngày càng tăng dần theo thời gian. Chính vì thế, khi bạn không tiếp tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nữa thì nên tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho chính bạn.

Khoản 1 điều 201 luật doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp giải thể trong các trường hợp:

“a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Theo đó, doanh nghiệp có thể giải thể trong trường hợp sau:

Trường hợp tự nguyện: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

Trường hợp bị cơ quan chức năng yêu cầu giải thể: Khi các thành viên trong công ty chuyển nhượng vốn góp, cổ phần hoặc công ty mua lại phần vốn góp, khiến công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể giải thể khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện sau:

– Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn.

– Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Án hoặc Trọng tài thương mại.

Trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán (mất khả năng thanh toán) thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.

4. Trình tự, thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp tại huyện Gia Lâm.

4.1. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa Án:

Đối với trường hợp công ty bị giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa Án, thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1. Ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể công ty.

Bước 2. Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa Án, doanh nghiệp phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể (Quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn; quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần).

Doanh nghiệp giải thể phải gửi:

  • Quyết định giải thể;
  • Danh sách các chủ nợ và phương thức giải quyết nợ đối với từng chủ nợ: địa điểm, phương thức thanh toán và cách thức, thời hạn thanh toán.

Sau khi gửi xong, doanh nghiệp cần phải đến các cơ quan sau:

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Cơ quan quản lý thuế trực tiếp
  • Người lao động
  • Niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp
  • Các chủ nợ

Bước 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc giải thể doanh nghiệp

Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể mà không có sự phản đối của bên có liên quan hoặc trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giài thể của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo giải thể doanh nghiệp và chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thôn tin điện tử.

4.2. Giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp

Bước 1: Thực hiện thủ tục với Tổng Cục Hải Quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan nếu doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ sơ xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan bao gồm:

  • Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (theo mẫu)
  • Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Bước 2: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế.

Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC.

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần);
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp;
  • Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải bổ sung thêm văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan;

Bước 3: Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi lên phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bao gồm các giấy tờ sau:

  • Thông báo giải thể doanh nghiệp
  • Quyết định giải thể doanh nghiệp
  • Biên bản hợp về việc giải thể doanh nghiệp
  • Biên bản thanh lý tài sản
  • Xác nhận đóng tài khoản ngân hàng
  • Xác nhận đóng mã số thuế
  • Danh sách các chủ nợ và phương án giải quyết (nếu có)
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Thông báo hủy mẫu dấu (theo mẫu)

Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập trước năm 2015 mà sử dụng con dấu do cơ quan Công An cấp thì phải thực hiện thủ tục trả lại mẫu con dấu cho cơ quan Công An. Hồ sơ trả con dấu bao gồm:

  • Công văn xin trả mã dấu
  • Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Ngoài việc gửi thông bảo giải thể tới phòng đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp còn phải gửi thông báo, quyết định giải thể của mình tới người lao động, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính.

5. Thời hạn giải quyết :

Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của các bên có liên quan bằng văn bản, Cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cở sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.

Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ theo quy định sau đây gửi lên cơ quan quản lý thuế trực tiếp để yêu cầu giải thể (chốt và đóng mã số thuế).

Bước 2: Sau khi có thông báo đóng mã số thuế công ty (thời gian 7 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ tới cơ quan thuế) thì công ty tiến hành thủ tục giải thể tại phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính.

Bước 3: Sau khi hoàn tất thủ tục giải thể công ty tại phòng đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện việc hủy/ trả con dấu pháp nhân theo quy định.

Khi có nhu cầu về dịch vụ giải thể doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số máy: 0833102102

Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm