Thủ tục mở công ty khai thác thủy hải sản

bởi Luật Sư X

Một khi đã tiến tới vấn đề kinh doanh, chắc chắn các chủ thể đều mong muốn tiến hành việc thành lập công ty một cách nhanh chóng nhất, thuận tiện nhất. Tuy nhiên, đây có thể sẽ là một trở ngại khá lớn khi mà họ chưa nắm vững được thủ tục thành lập công ty, cũng như các giấy tờ đặc biệt cần phải chuẩn bị riêng đối với những ngành nghề kinh doanh đặc biệt. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Thủ tục thành lập công ty  khai thác thủy hải sản nhé. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Luật Thủy sản 2017
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Doanh nghiệp
  • Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
  • Chương III Nghị định 52/2010/NĐ-CP
  • Quyết định 96/2007/QĐ-BNN
  • Quyết định 10/2006/QĐ-BTS
  • Quyết định 77/2008/QĐ-BNN

Nội dung tư vấn

1. Khái quát về dịch vụ khai thác thủy hải sản

Theo quy định tại Luật thủy sản năm 2017, thì khai thác thủy hải sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản, chính là các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.

Hoạt động khai thác thủy hải sản phải đáp ứng được các điều kiện và nguyên tắc sau: 

  • Kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
  • Khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát triển bền vững.
  • Thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản; phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
  • Bảo đảm chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động trong ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.
  • Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Mã ngành dịch vụ khai thác thủy hải sản

Dịch vụ khai thác thủy hải sản có mã ngành 031. Trong đó, có chia thành các nhóm ngành nhỏ với các mã ngành cụ thể như sau: 

0311- 03110: Khai thác thủy hải sản biển. Nhóm này gồm:

  • Đánh bắt cá;
  • Đánh bắt động vật loại giáp xác và động vật thân mềm dưới biển;
  • Đánh bắt cá voi Đánh bắt các động vật khác sống dưới biển như: rùa, nhím biển.
  • Thu nhặt các loại sinh vật biển dùng làm nguyên liệu như: Ngọc trai tự nhiên, hải miên, san hô và tảo;
  • Khai thác giống thủy sản biển tự nhiên;
  • Hoạt động bảo quản, sơ chế thủy sản ngay trên tàu đánh cá.

Tuy nhiên, cần loại trừ các hoạt động sau:

  • Đánh bắt thú biển (trừ cá voi) như hà mã, hải cẩu được phân ở nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan)
  • Hoạt động khai thác yến ở hang đá, xây nhà gọi yến được phân vào nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);
  • Chế biến và bảo quản thủy sản trên các tàu hoặc nhà máy chế biến được phân vào nhóm 1020 (Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản);
  • Cho thuê tàu chở hàng trên biển kèm theo người lái (như tàu chở cá, tôm…) được phân vào nhóm 50121(Vận tải hàng hóa ven biển);
  • Hoạt động thanh tra, kiểm tra và bảo vệ đội tàu đánh bắt trên biển được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội);
  • Các hoạt động dịch vụ có liên quan đến môn thể thao câu cá hoặc câu cá giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác);
  • Đan, sửa lưới được phân vào nhóm 13940 (Sản xuất các loại dây bện và lưới);
  • Sửa chữa tàu, thuyền đánh cá được phân vào nhóm 33150 (Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)

0312-03120: Khai thác thủy sản nội địa. Nhóm này bao gồm

03121: Khai thác thuỷ sản nước lợ

  • Đánh bắt cá, tôm, thủy sản khác ở đầm, phá, ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng trong đất liền;
  • Thu nhặt các loại sinh vật sống trong môi trường nước ngọt, lợ trong đất liền dùng làm nguyên liệu.

Tuy nhiên, cần loại trừ các hoạt động sau:

  • Các hoạt động có liên quan đến môn thể thao câu cá để giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác);
  • Các hoạt động bảo vệ và tuần tra việc đánh bắt thủy sản được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội)

03122: Khai thác thuỷ sản nước ngọt

  • Đánh bắt cá, tôm, thuỷ sản khác ở các khu vực nước ngọt như ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng….sâu trong đất liền;
  • Thu nhặt các loại sinh vật nước ngọt dùng làm nguyên liệu.

Tuy nhiên, cần loại trừ các hoạt động sau:

  • Các hoạt động có liên quan đến môn thể thao câu cá để giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác);
  • Các hoạt động bảo vệ và tuần tra việc đánh bắt thuỷ sản được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội).

3.Dịch vụ khai thác thủy hải sản có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Theo phụ lục 4 Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư 2014 quy định về 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có quy định kinh doanh dịch vụ khai thác thủy hải sản là ngành nghề có điều kiện. Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh khai thác thủy hải sản ngoài việc  được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh ngành nghề khai thác thủy hải sản được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, còn phải đáp ứng những điều kiện khác về thủ tục, hồ sơ thành lập, cụ thể như:

  • Giấy phép khai thác thủy sản;
  • Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
  • Sổ danh bạ thuyền viên;
  • Bằng thuyền trưởng, máy trưởng

Do đó, khi thực hiện thủ tục thành lập, đòi hỏi chủ sở hữu công ty khai thác thủy hải sản phải chuẩn bị những giấy tờ đặc trưng khác biệt hơn so với kinh doanh các ngành nghề “thông thường” khác. 

4. Thủ tục thành lập công ty khai thác thủy hải sản

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập công ty khai thác thủy hải sản

  • Tên của công ty khai thác thủy hải sản: Tên phải là tên riêng, không được trùng hay giống doanh nghiệp khác. Tên công ty vận tải biển phải bao gồm hai thành tố, đó chính là tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt. 
  • Loại hình của công ty khai thác thủy hải sản:  Hiện nay, có 4 loại hình công ty phổ biến là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty tư nhân và công ty cổ phần. Chủ sử hữu nên đánh giá được đúng khả năng kinh tế, nhân lực, tài chính cũng như mong muốn của bản thân để lựa chọn được loại hình công ty phù hợp nhất trong việc kinh doanh dịch vụ vận tải biển.
  • Địa chỉ của doanh nghiệp: Công ty phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, địa chỉ chính xác
  • Ngành nghề kinh doanh: Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh cụ thể trong hệ thống dịch vụ khai thác thủy hải sản như đã liệt kê ở trên. Vì vậy, các chủ thể cần lưu ý cân nhắc kĩ trước khi đăng kí ngành nghề kinh doanh để tránh những vướng mắc hay khó khăn gặp phải trong quá trình vận hành công ty khai thác thủy hải sản sau này. 

Bước 2.Tiến hành đăng kí thành lập công ty khai thác thủy hải sản.

1.Chuẩn bị hồ sơ  thành lập công ty khai thác thủy hải sản

Đối với mỗi loại hình công ty, những yêu cầu về hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị lại có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên, một cách khái quát, dù là loại hình công ty nào, thì bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau: 

  • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp khai thác thủy hải sản. 
  • Giấy phép khai thác thủy sản;
  • Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
  • Sổ danh bạ thuyền viên;
  • Bằng thuyền trưởng, máy trưởng
  • Dự thảo điều lệ công ty khai thác thủy hải sản
  • Danh sách thành viên sáng lập
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
  • Giấy chứng đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu bạn muốn cụ thể hơn, có thể tham khảo hồ sơ đối với các loại hình công ty cụ thể như sau:

  • Đối với công ty hợp danh:
    • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp khai thác thủy hải sản (loại hình Công ty hợp danh);
    • Giấy phép khai thác thủy sản;
    • Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
    • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
    • Sổ danh bạ thuyền viên;
    • Bằng thuyền trưởng, máy trưởng
    • Giấy phép kinh doanh dịch vụ khai thác thủy hải sản
    • Điều lệ Công ty hợp danh;
    • Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn  (đối với cá nhân): chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
    • Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập… (đối với thành viên góp vốn là pháp nhân).
    • Danh sách thành viên.
    • Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện mà nhờ người khác thực hiện thay cho mình).
  • Đối với công ty cổ phần:
    • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp khai thác thủy hải sản.(loại hình Công ty cổ phần);
    • Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
    • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
    • Sổ danh bạ thuyền viên;
    • Bằng thuyền trưởng, máy trưởng
    • Giấy phép kinh doanh dịch vụ khai thác thủy hải sản
    • Điều lệ Công ty Cổ phần;
    • Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ động là cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
    • Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với cổ đông là pháp nhân;
    • Danh sách cổ đông sáng lập công ty;
    • Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người khác thì bạn sẽ cần thêm văn bản này.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
    • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp khai thác thủy hải sản (loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên);
    • Giấy phép kinh doanh dịch vụ khai thác thủy hải sản
    • Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
    • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
    • Sổ danh bạ thuyền viên;
    • Bằng thuyền trưởng, máy trưởng
    • Điều lệ Công ty;
    • Giấy tờ chứng thực các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân;
    • Danh sách thành viên Công ty;
    • Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục mà nhờ người khác thực hiện thay thì sẽ cần có văn bản ủy quyền.

2.Nộp hồ sơ thành lập công ty khai thác thủy hải sản

Bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư để tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép Thành lập Công ty)

Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ:

  • Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh. 
  • Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
    • Chọn phương thức nộp hồ sơ
      • Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh
        • Người ký phải có Tài khoản đăng kí kinh doanh
        • Phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh  doanh
        • Thông báo mẫu dấu qua mạng, không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
      • Nộp bằng Chữ ký số công cộng:
        •  Không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
        • Người ký phải có Chữ ký số công cộng.
    • Chọn loại đăng ký trực tuyến
    • Chọn loại hình doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc
    • Chọn loại giấy tờ nộp qua mạng điện tư ̉
    • Xác nhận thông tin đăng kí
    • Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh. 

Sau khi người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền của người thành lập doanh nghiệp đã nộp một bộ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ đồng thời ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp của cơ quan mình và giao giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. 

Đối với đăng kí doanh nghiệp qua mạng điện tử, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp qua mạng điện tử. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ được coi là căn cứ để xác định thời gian thực hiện trách nhiệm đăng kí kinh doanh của  cơ quan đăng kí kinh doanh. 

3.Nhận kết quả.

Thông thường, sau ba ngày làm việc, bạn sẽ quay trở lại phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố để tiến hành nhận kết quả, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Con dấu
  • Bộ hồ sơ pháp lý doanh nghiệp

4.Công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp.

Đây là một trong những thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kí doanh nghiệp được quy định tại điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp , phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung: 

  • Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp 
  • Các thông tin về ngành nghề kinh doanh
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là  nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. 

Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày. Việc thông báo công khai vừa là để quảng bá sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thương trường, vừa là để đảm bảo sự quản lí của nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp. 

Bước 3. Các công việc cần làm sau khi mở công ty khai thác thủy hải sản

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp, bạn còn phải thực hiện những thủ tục sau đây để đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty của mình:

  • Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng), mở tài khoản ngân hàng;
  • Thông báo sử dụng mẫu con dấu;
  • Thủ tục thuế
  • In và đặt in hóa đơn;
  • Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở.

Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!

Khuyến nghị 

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm